7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Năng lực tạo lập các mối quan hệ
Trong những năm gần đây, năng lực tạo lập các mối quan hệ hay năng lực xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh được đề cập, khai thác nhiều trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực tạo lập các mối quan hệ được thể hiện thông qua các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp, với các tổ chức tín dụng, với các doanh nghiệp cùng ngành và với chính quyền. Trong nền kinh tế thị trường, năng lực tạo lập các mối quan hệ không phải là nhân tố tiên quyết quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên đây có thể xem như một nhân tố tích cực góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, với những đặc điểm của DNNVV Việt Nam thì các mối quan hệ này có vai trò đặc biệt quan trọng, nó giúp cho các doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực để có thể cạnh tranh một cách ngang bằng không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng có xu hướng chiếm lĩnh thị trường trong nước. Bên cạnh đó trong điều kiện môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chính quyền cũng là một nhân tố "vô hình" tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng lớn, mối quan hệ với chính quyền càng rộng. Doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề thì càng có mối quan hệ phức tạp với nhiều ngành, nhiều cấp.
Nhà quản lý cần quan tâm tới việc liên kết liên doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp. Liên kết với nhau trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có khả năng hợp tác giữa những người bán trên thị trường lớn. Trên những thị trường lớn, nhu cầu rất đa dạng và phong phú nên một doanh nghiệp không có khả năng thỏa mãn được tất cả các nhu cầu này. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp hợp tác với nhau trong việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo ra cơ hội cho mỗi doanh nghiệp trên thị trường.