XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 37 - 40)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

1.4. XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHO ĐỀ TÀI

Để nghiên cứu sâu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải xác định được mô hình nghiên cứu phù hợp, sát thực tiễn nhất. Hiện nay có nhiều khái niệm về mô hình nhân tố ảnh hưởng với cách tiếp cận khác nhau, nhưng để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp nhất, có thể hiểu khái niệm mô hình nghiên cứu như sau: “Mô hình là hình thức diễn đạt bằng sơ đồ, bằng ngôn ngữ thể hiện sự ảnh hưởng

của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp”. Mô hình gồm các

yếu tố quan trọng, các hệ thống hay vấn đề được nghiên cứu, có thể giải thích và dự đoán các mối quan hệ có liên quan trong các yếu tố nguyên nhân và các hiệu ứng; cho phép xây dựng các đề xuất thực nghiệm để kiểm tra bản chất của các mối quan hệ nhân quả đó. Trên cơ sở lý thuyết từ các công trình nghiên cứu, tiếp cận từ khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, trên cơ sở phân tích 14 nhân tố cơ bản nhất, tác giả đã tổng hợp, đề xuất mô hình nghiên cứu như hình 1.1.

Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhở và vừa, các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chỉ ra 14 yếu tố (hình 1.1.), bao gồm: Năng lực quản lý doanh nghiệp, Năng lực tạo lập các mối quan hệ, Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, Năng lực tài chính, Năng lực Marketing, Hoạt động Logistics, Năng lực tổ chức dịch vụ, Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, Năng lực kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp, Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Chính sách nhà nước, Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng, miền, Tiến bộ khoa học công nghệ, Hội nhập quốc tế.

Hình 1.2. Mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Luận án xin ý kiến của 15 chuyên gia, điều tra, khảo sát trên 500 mẫu và tiến hành viết tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Từ kinh nghiệm của các chuyên gia nghiên cứu mà tác giả học hỏi được, cũng như thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết hợp với giới hạn về điều kiện khảo sát, điều tra, luận án tập trung vào 10 nhân tố chủ yếu nhất có tác động điển hình đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vĩnh Phúc để nghiên cứu. Luận án đề xuất mô hình chính thức nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có 10 nhân tố cấu thành như sau: (1) Năng lực quản lý doanh nghiệp; (2) Năng lực tạo lập các mối quan hệ; (3) Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; (4) Năng lực tài chính; (5) Năng lực Marketing; (6) Hoạt động Logistics; (7) Chính sách nhà nước; (8) Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng miền; (9) Tiến bộ khoa học công nghệ; (10) Hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w