Nguồn số liệu, dữ liệu và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 84 - 86)

7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Nguồn số liệu, dữ liệu và mô hình nghiên cứu

Từ việc xây dựng phương pháp nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu, nghiên cứu đã phỏng vấn trực tiếp 15 chuyên gia, nhà khoa học có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả khảo sát được thể hiện ở các bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia

Nhân tố Ý kiến đồng ý

Số lượng Tỷ lệ %

Năng lực quản lý doanh nghiệp 15 100

Năng lực tạo lập các mối quan hệ 11 72,3

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 12 80,0

Năng lực tài chính 13 86,7

Số lượng Tỷ lệ %

Hoạt động Logistics 15 100

Năng lực tổ chức dịch vụ 7 46,67

Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp 6 40,00 Năng lực kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp 5 33,33

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7 46,67

Chính sách nhà nước 14 93,3

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng, miền 9 60,0

Tiến bộ khoa học công nghệ 13 86,7

Hội nhập quốc tế 10 66,7

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả xin ý kiến của 15 chuyên gia cho thấy các nhân tố như: Hoạt động Logistics; Năng lực quản lý doanh nghiệp; Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Năng lực tài chính; Chính sách Nhà nước; Năng lực marketing được các chuyên gia đánh giá có mức tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong khi đó, một số nhân tố có số ý kiến đánh giá thấp hơn là Hội nhập quốc tế, Tiến bộ của KH-CN có nguyên nhân chịu sự chi phối lớn từ các nhân tố: Năng lực tài chính; Năng lực quản lý doanh nghiệp; Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Năng lực Marketing. Tuy nhiên, các nhân tố Tiến bộ KH-CN và Hội nhập quốc tế hiện nay đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những bối cảnh, giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân của nước ta.

Một số ý kiến đánh giá thấp các nhân tố Năng lực tổ chức dịch vụ; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp vì các nhân tố đó có sự trùng lặp nằm trong các nhân tố trên. Ngoài ra, một số ý kiến chuyên gia cũng cho rằng bổ sung thêm các nhân tố tác động khác như: Giá thành sản phẩm và dịch vụ, Khả năng cung ứng dịch vụ, Thị trường, Tiếp cận đất đai, Kiểm soát các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp,… vào mô hình để nghiên cứu. Nhưng do giới hạn về điều kiện khảo sát, điều tra, NCS tập trung vào 10 nhân tố chủ yếu nhất có tác động điển hình đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vĩnh Phúc để nghiên cứu. NCS đề xuất mô hình chính thức nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động

tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có 10 nhân tố cấu thành như sau:

1- Năng lực quản lý doanh nghiệp 2- Năng lực tạo lập các mối quan hệ 3- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 4- Năng lực tài chính

5- Năng lực Marketing 6- Hoạt động Logistics 7- Chính sách nhà nước

8- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng, miền 9- Tiến bộ của khoa học công nghệ

10- Hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w