7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
3.4.1.3. Phân tích khảo sát tổng hợp về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh nói chung được các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đánh giá ở mức trung bình khá với điểm bình quân của yếu tố đạt 3,64 điểm. Điều này cho thấy nhìn chung, các DNNVV đã hài lòng với năng lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp.
Bảng 3.22. Đánh giá về sự ảnh hưởng về năng lực cạnh tranh chung
STT Tên Trung Độ lệch
biến Nội dung chuẩn
bình
1 NLCT1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp anh chị là 1,26 3,60
mạnh so với đối thủ cùng ngành
2 NLCT2 Doanh nghiệp của anh chị có nhiều lợi thế trong 1,26 3,68
hoạt động cạnh tranh
Nguồn: Tính toán của tác giả
Như vậy, qua phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, có thể nói các yếu tố: năng lực quản lý doanh nghiệp, năng lực tạo lập mối quan hệ, nguồn nhân lực, năng lực tài chính, năng lực Marketing, hoạt động Logistics, chính sách của Nhà nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng miền, tiến bộ của khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế và năng lực cạnh tranh chung được đánh giá ở mức độ từ thấp đến trung bình khá. Trong
đó, yếu tố năng lực marketing là yếu tố được đánh giá cao hơn cả và cũng là yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, còn yếu tố năng lực quản lý doanh nghiệp lại là yếu tố được đánh giá thấp nhất, đặc biệt là khả năng xây dựng chiến lược marketing của các nhà quản lý doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng miền và hội nhập quốc tế không ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.