7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
Có thể xem xét những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua những mặt lợi thế và những khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh so với các doanh nghiệp lớn.
Thứ nhất: Theo GSO (2017), doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong tổng
số doanh nghiệp nói chung, đóng vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP. Ở Châu Âu, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 99% tổng số doanh nghiệp; ở Mỹ cũng chiếm 99% với trên 40% tổng số lao động trong xã hội, tạo công ăn việc làm cho 64% lượng lao động ở khu vực tư nhân.
Thứ hai: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính năng động, linh hoạt khá cao
trước những đòi hỏi luôn thay đổi của xã hội, thị trường. Đặc biệt, nhu cầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ nhỏ, lẻ, có tính đặc thù của địa phương nơi doanh nghiệp phục vụ. Vì vậy, họ có khả năng chuyển hướng hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển hướng sản phẩm, mặt hàng nhanh, đáp ứng yêu cầu phát sinh của thị trường tiêu dùng. Đồng thời họ khá nhanh nhạy điều tiết lao động trong sản xuất, hoạt động dịch vụ đảm bảo tiết kiệm hiệu quả nhất; dễ đảm bảo cho người lao động được ổn định nơi làm việc và chủ động được nơi ở.
Thứ ba: Vốn đầu tư ban đầu ít, có khả năng đạt hiệu quả cao, thu hồi nhanh
hơn các doanh nghiệp quy mô lớn, tạo sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như dịch vụ đối với các thành phần kinh tế trong ngành, lĩnh vực hoạt động. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít bị ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng nhỏ trước tình trạng suy thoái kinh tế của quốc gia, khu vực hay trên thế giới.
Thứ tư: Bộ máy tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh nói chung gọn nhẹ, phù
hợp và có khả năng ra quyết định nhanh chóng, kịp thời đáp ứng được các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý kinh doanh cũng như công tác kiểm tra thực hiện từ cơ sở sản xuất đến phục vụ nhu cầu của thị trường. Vì vậy, có thể nâng cao hiệu quả quản lý và giảm chi phí quản lý trong doanh nghiệp.
Thứ năm: Phương thức điều hành hoạt động doanh nghiệp nói chung theo
phong cách quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nên dễ có sự xung đột về vấn đề sở hữu, nhất là sở hữu tài sản. Từ đó khả năng thu hút những nhà quản lý giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn bên ngoài về làm việc cho doanh nghiệp rất hạn chế và gặp nhiều khó khăn.