7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
2.3.14. Hội nhập quốc tế
Trong quá trình phát triển kinh tế, mở cửa, hội nhập, Việt Nam đã ký kết rất nhiều Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương. FTA sớm nhất của Việt Nam chính là AFTA vào năm 1996, một năm sau khi gia nhập ASEAN - nay đã
được thay thế bằng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Tiếp đến, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) và chính thức bắt tay vào công cuộc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Nối tiếp thành công, năm 2015 là một năm đầy bước ngoặt khi Việt Nam liên tiếp chuẩn bị và ký kết FTA với EU, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu (EEC) và Hiệp định TPP. Tính đến cuối năm 2016, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán tổng cộng 16 FTA; đây là một con số rất ấn tượng đối với một nước châu Á đang vươn lên phát triển. Trong số 16 FTA này có 10 FTA đã được thực thi (6 trong 10 này được thực thi với tư cách là thành viên ASEAN, 4 FTA còn lại là với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc và EEC); 2 FTA đã kết thúc đàm phán là CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), trong đó, CPTPP bắt đầu có hiệu lực từ năng 2019; 4 FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN - Hồng Kông, FTA với Isarel và với Khối thương mại tự do Châu Âu (EFTA).
Các FTA đã góp phần rất lớn trong việc giúp nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, giúp việc thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) được mở rộng hơn và có nhiều cải tiến tiến bộ về mặt chính sách kinh tế. Rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài có những kế hoạch đầu tư vào thị trường Việt Nam với tổng giá trị vốn FDI đăng ký là 307,86 tỉ đô la Mỹ với 23,737 dự án, 59% trong số các dự án này là ở lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo (Số liệu thống kê tính đến tháng 7/2017 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố).
Trong các hiệp định FTA của Việt Nam và các tổ chức khu vực và thế giới, thì EVFTA và CPTPP là 2 hiệp định có sức lan tỏa và là hiệp định mới đối với Việt Nam. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). EVFTA được xem là một trong những hiệp định có chất lượng cao nhất của Việt Nam và EU, dự kiến đem lại lợi ích tối ưu cho người dân, doanh nghiệp hai bên. EVFTA được xem là cú hích giúp Việt Nam và EU mở rộng thị trường xuất khẩu. Đối với Việt Nam, những sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu là: Dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ. Với EU, các mặt hàng xuất khẩu được kỳ vọng tăng mạnh là ô tô, xe máy, đồ uống có cồn và một số loại nông sản. Hai bên sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế, còn lại là hạn ngạch thuế quan hoặc cắt bỏ một phần.
Theo cam kết của EVFTA, Việt Nam và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hơn 99% số dòng thuế. Đối với rất ít số dòng thuế còn lại, hai bên sẽ dành cho nhau
hạn ngạch thuế quan hoặc cắt giảm thuế quan một phần. Trong lĩnh vực đầu tư, các cam kết nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng hơn trong EVFTA được xem là sẽ giúp thúc đẩy luồng vốn đầu tư chất lượng cao của EU và cả các đối tác khác vào Việt Nam. Khi hiệp định được thực hiện, tất cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: dệt may, giày dép, thủy sản, nông sản và của EU như máy móc, thiết bị, ôtô, xe máy, đồ uống có cồn, nông sản sẽ được hưởng ưu đãi hơn khi tiếp cận thị trường của EU. Các doanh nghiệp, nhà đầu tư EU cũng được hưởng ưu đãi hơn khi đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực mà các doanh nghiệp EU có thế mạnh như dịch vụ tài chính, phân phối, vận tải... Đến ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký kết chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu năm 2019).
Hiệp định TPP hiện nay đã được thay thế bằng Hiệp định đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). CPTPP là hiệp định thay thế hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này vào ngày 21/1/2017. Các nước thành viên còn lại của TPP thống nhất tiếp tục TPP dưới cái tên mới CPTPP trong bản Tuyên bố chung ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng bên thềm Hội nghị APEC 2017. Mặc dù không có Mỹ, CPTPP vẫn chiếm tới 13,5% tổng GDP và gần 15% tổng thương mại toàn cầu. Theo văn kiện CPTPP vừa được công bố, phần lớn các nội dung của TPP được tiếp tục trong CPTPP ngoại trừ các điều khoản về hiệu lực của Hiệp định được thay đổi so với TPP các cam kết liên quan đến Mỹ được đưa ra khỏi CPTPP và 22 nội dung của TPP sẽ được tạm hoãn thực hiện trong CPTPP. Về thủ tục và điều kiện có hiệu lực, CPTPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi có ít nhất 6 thành viên CPTPP hoặc ít nhất một nửa số thành viên TPP (tùy số nào ít hơn) thông qua CPTPP. Về các cam kết trong TPP tạm hoãn thực hiện trong CPTPP, đây chủ yếu là các cam kết liên quan đến các vấn đề về Sở hữu trí tuệ (trong đó đặc biệt là nội bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm - một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong đàm phán TPP trước đây), Dịch vụ và đầu tư. Đối với Việt Nam, mặc dù không có sự tham gia của Mỹ - một đối tác thương mại lớn của Việt Nam - trong CPTPP thì hiệp định này vẫn được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt khi một số nội dung trong TPP trước đây được xem là có thể mang lại nhiều thách thức cho Việt Nam đã được tạm hoãn thực hiện trong khi các nội dung khác về tăng cường tiếp cận thị trường hàng hóa hầu như không thay đổi trong CPTPP.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VĨNH PHÚC