7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
4.1.2.2. Phương hướng và yêu cầu của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc
- Chủ trương phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là chiến lược lâu dài, đồng thời cũng là nhiệm vụ trọng tâm trước mắt, là một trong những trụ cột của nền kinh tế; giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh; tạo cơ sở, nền tảng của quá trình CNH-HĐH; góp phần thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [85].
Xác định tinh thần đó, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng ý chí cao nhất của địa phương. Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 14/01/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, về phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 xác định: Củng cố và phát triển DNNVV cả về số lượng và chất lượng với quy mô hợp lý, với công nghệ phù hợp và hiện đại, có mô hình tổ chức quản lý sản xuất tốt có hiệu quả, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào chuỗi giá trị (sản xuất phân phối) các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tỉnh và cả nước; đóng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu
nhập của nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chương trình hành động số 39-CTr/TU ngày 28/8/2017 thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW của BCH Trung ương
khóa XII của Tỉnh ủy ngày 28/8/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Kế hoạch số 7603/KH-UBND, ngày 29/9/2017 thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy số 39-CTr/TU ngày 28/8/2017; đồng thời chỉ đạo tiến hành nhiều quy hoạch phát triển của địa phương, như:
- Quy hoạch phát triển nhân lực Vĩnh Phúc đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển GD-ĐT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Theo quy hoạch, Khu đô thị Vĩnh Phúc là trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh; là trung tâm kinh tế lớn của vùng Thủ đô Hà Nội với các ngành Công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đào tạo - khoa học và du lịch - nghỉ dưỡng là chủ đạo; là trung tâm văn hóa, đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ, cả nước và quốc tế; là nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Khu đô thị có quy mô dân số đến năm 2020 sẽ đảm bảo có 660.000 người; năm 2030 là 1.000.000 người, với quy mô đất đai là 19.330 ha vào năm 2020 và 31.860 ha vào năm 2030 [11].
- Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các khu công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm thu hút, giải quyết việc làm cho lao động địa phương hiện chiếm trên 70% lực lượng lao động trong toàn tỉnh;
- Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các làng nghề đảm bảo thuận lợi hiệu quả cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động. Tập trung khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống, nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tạo ra các sản phẩm có giá trị cao phục vụ xuất khẩu.
- Quy hoạch chi tiết các khu sản xuất tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và giao thương, bảo vệ môi trường, phát triển làng nghề bền vững.