Ma trận SWOT xây dựng, hình thành các chiến lược marketing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chè của công ty cổ phần chè tân cương hoàng bình (Trang 37 - 39)

5. Bố cục của luận văn

1.3.3. Ma trận SWOT xây dựng, hình thành các chiến lược marketing

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn. Căn cứ vào mối quan hệ giữa các yếu tố, các nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn những giải pháp chiến lược phù hợp thông qua những kết hợp: Điểm mạnh/cơ hội (S/O), điểm mạnh/nguy cơ (S/T), điểm yếu/cơ hội (W/O), điểm yếu/nguy cơ (W/T).

Hình 1.3: Mô hình ma trận SWOT

Điểm mạnh (Strengths): Điểm mạnh là hoạt động mà công ty có thể

làm tốt hoặc một đặc tính tăng sức mạnh cạnh tranh của công ty, gồm - Năng lực có giá trí, bí quyết;

- Tài sản có giá trị;

- Nguồn nhân lực có giá trị

- Lợi thế chi phí thấp do có bí quyết sản xuất riêng,

- Khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên cao cấp, - Khả năng tiếp cận dễ dàng với các mạng lưới phân phối.

Điểm yếu (Weaknesses): Việc không có các điểm mạnh được coi là

điểm yếu. Những đặc điểm sau đây có thể bị coi là điểm yếu: - Thiếu nhãn hiệu, bí quyết, kinh nghiệm hoặc năng lực - Không có lòng tin từ phía khách hàng,

- Cơ cấu vận hành đòi hỏi chi phí cao,

- Ít khả năng tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, - Ít khả năng tiếp cận với các kênh phân phối chính.

Cơ hội (Opportunities): Việc phân tích môi trường bên ngoài có thể làm

bật lên những cơ hội mới để tạo ra lợi nhuận và phát triển, chẳng hạn như: - Nhu cầu khách hàng chưa được đáp ứng đầy đủ,

- Sự xuất hiện công nghệ mới, - Quy định lỏng lẻo,

- Sự xóa bỏ các rào cản thương mại quốc tế.

Nguy cơ (Threats): Những thay đổi của hoàn cảnh, môi trường bên ngoài có thể tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp, chẳng hạn như:

- Thị hiếu khách hàng chuyển từ sản phẩm của công ty sang sản phẩm khác, - Sự xuất hiện sản phẩm thay thế,

- Các quy định luật pháp mới,

- Hàng rào thương mại quốc tế chặt chẽ hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chè của công ty cổ phần chè tân cương hoàng bình (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)