5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Giải pháp thực hiện chiến lược phòng thủ linh hoạt
4.3.3.1. Cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao tỷ lệ ứng dụng khoa học công nghệ
Một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chè đó là công nghệ chế biến chè. Nhìn lại, chè Việt Nam nói chung bị đánh giá thấp về chất lượng trên thị trường quốc tế là do đa phần các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ chế biến chè còn lạc hậu chủ yếu của Liên Xô. Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình đã có sự đầu tư về công nghệ với các máy móc chế biến được nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên để bắt kịp với trình độ hiện tại của các quốc gia hàng đầu về xuất khẩu chè thì đó vẫn còn là một câu chuyện lâu dài.
Để có thể tiếp cận thị trường thế giới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ phân khúc cao cấp ở thị trường trong nước, công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình không thể không tiếp tục cải tiến quy trình sản xuất, đổi mới máy móc trang thiết bị, nâng cao tỉ lệ ứng dụng khoa học công nghệ trên sản phẩm.
Để làm được điều này, công ty cần học hỏi phương thức chế biến chè mới bên cạnh phương thức chế biến truyền thống. Những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ đều là những cái nôi của cây chè và nghệ thuật sao chế biến chè. Trên cơ sở học hỏi những kinh nghiệm này, công ty cần một quá trình
nghiên cứu, thử nghiệm để tìm ra những phương thức sao chế thích hợp với từng giống chè nhất định để mang lại nhưng hương vị đa dạng, phục vụ nhu cầu ngày càng thay đổi của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, công ty có thể kết hợp với các đơn vị nghiên cứu như Viện hóa học hoặc các đơn vị nghiên cứu độc lập để tiến hành các xét nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Quy trình và kết quả xét nghiệm cần được công khai. Các sản phẩm chè cần ứng dụng các công nghệ mới về truy xuất nguồn gốc để tạo dựng niềm tin đối với người tiêu dùng.
4.3.3.2. Phát triển các vùng chè nguyên liệu hữu cơ và chè an toàn đối với các giống chè quý
Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu ngày càng kiểm soát chặt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thì việc triển khai các mô hình trồng chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là đòi hỏi tất yếu. Vậy nhưng mới có 9.306,48ha/132.000ha được cấp chứng chỉ VietGAP còn hiệu lực. Kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy, có tới 49% nông dân các vùng trồng chè được hỏi sử dụng thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn, 64% nông dân sử dụng hỗn hợp 2 loại thuốc khi phun và có 14% nông dân trộn 3 loại thuốc khi phun trong khi bà con không hề biết việc phối trộn này sẽ làm tăng nồng độ thuốc lên nhiều lần; gần 50% nông dân phun trên 7 lần/vụ, có hộ phun tới 4 lần/tháng, gây lãng phí trong sử dụng thuốc, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn tới thiên địch và mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè. Cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn quy định, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè là nguyên nhân chính dư lượng thuốc trên sản phẩm chè cao như hiện nay. Đây là lý do khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác cảnh báo hoặc trả về.
Để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, nhiều địa phương đã chú trọng đến phát triển các vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, trong đó áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) từ năm 2009.
Mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên được thực hiện ở xã Hòa Bình (huyện Đồng Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương. Hiện, toàn tỉnh có trên 80% diện tích chè tại các vùng sản xuất chè tập trung sản xuất theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), trong đó có 46 mô hình chè được chứng nhận VietGAP với tổng diện tích khoảng 600ha (1.694 hộ tham gia), sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 6.800 tấn.Cơ cấu giống chè giai đoạn 2011-2015 đã có sự thay đổi với xu thế tăng diện tích chè giống mới. Nếu như năm 2011, diện tích chè trung du chiếm 65,3%, chè giống mới chỉ chiếm 34,7% diện tích thì đến năm 2015 diện tích chè giống mới đạt 13.197ha, chiếm 62,4% tổng diện tích, với các giống LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, TRI777,…
Trên cơ sở những kết quả chung cả vùng chè Thái Nguyên, công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình cần nằm bắt cơ hội đẩy mạnh hơn nữa yếu tố “sạch” trên sản phẩm chè bằng cách xây dựng các đồi chè hữu cơ với các giống chè cho hiệu quả kinh tế cao. Đây sẽ là một bước đi khó khăn trong điều kiện hiện tại nhưng sẽ tạo ra những thay đổi trong hoạt động sản xuất của công ty và trở thành một điểm nhấn thu hút sự chú ý, tạo dừng lòng tin của người tiêu dùng.
4.3.3.3. Phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu chiến lược mới
Nguồn nhân lực luôn là cơ sở để công ty có thể triển khai các chiến lược đã chọn. Đứng trước yêu cầu về cải tiến kỹ thuật cũng như nghiên cứu phát triển sản phẩm, công ty cần có một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật: hoặc có thể tự tiến hành các nghiên cứu cải tiến nói trên hoặc có thể thẩm định những kết quả nghiên cứu công ty mua ngoài. Dù theo bất kỳ cách nào thì đội ngũ nhân sự hiện tại của công ty chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Không chỉ có vậy, nhân sự trong lĩnh vực marketing của công ty cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Muốn thực hiện các chiến lược trên một cách bài bản cần có một đội ngũ làm marketing có chuyên môn cao. Công ty có thể sử dụng giải pháp thuê ngoài tuy nhiên về lâu dài, giải pháp này sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm như khó kiểm soát về chi phí, dễ lộ bí mật và không đủ sự chủ
động khi có tình huống phát sinh ..v.v.. Chính vì vậy, công ty cần tuyển dụng và bồi dưỡng những nhân viên nòng cốt trong lĩnh vực này để đảm bảo việc thực hiện chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất.