Môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chè của công ty cổ phần chè tân cương hoàng bình (Trang 58 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Môi trường bên ngoài

3.3.1.1. Môi trường vĩ mô a. Môi trường tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè. Vốn là một vùng đất có truyền thống sản xuất chè từ lâu đời, được gắn với thương hiệu nổi tiếng cả nước là “chè Thái”. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ và là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất trong cả nước. Diện tích chè của tỉnh Thái Nguyên liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm và đã

hình thành vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm của thành phố Thái Nguyên như các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức và ở một số huyện như Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương, Phổ Yên.

Trong đó, Tân Cương là một địa phương được thiên nhiên ưu đãi phù hợp với cây chè. Về đất đai, các nhà khoa học đều nhất trí nhận định rằng chất đất ở Tân Cương có chứa những nguyên tố vi lượng với tỷ lệ phù hợp thuộc quyền đặc hữu của cây chè. Vì chúng được hình thành chủ yếu trên nền Feralitic, macma axít hoặc phù sa cổ, đá cát... Đất trồng chè ở vùng Tân Cương có độ pH phổ biến từ 5,5 đến dưới 7,0, thuộc loại đất hơi chua. Những đồi chè nào mọc nhiều sim mua, trên đất sỏi cơm màu đỏ son pha đất sét nhẹ thường cho hương vị chè đượm và có vị ngọt hậu. Đó chính là quyền đặc hữu làm nên hương thơm vị đượm của búp chè Tân Cương.

Về khí hậu, những nghiên cứu gần đây cho thấy vùng tiểu khí hậu phía Đông dãy núi Tam Đảo cao trên dưới 1.000m so với mực nước biển là điều kiện lý tưởng cho phẩm chất chè được hoàn thiện. Nói một cách hình ảnh thì dãy núi Tam Đảo là tấm bình phong khổng lồ che chắn ánh nắng mặt trời phía Tây, như một màng lọc tự nhiên của hệ sinh thái, tạo ra ánh sáng tán xạ và một bầu khí quyển tương đối mát mẻ phù hợp với sự phát triển của cây chè để ra đời một sản vật ẩm thực quý giá.

Mặc dù biến đổi khí hậu những năm gần đây có ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệt độ, lượng mưa ở khu vực này, gây ra những hiện tượng thời tiết bất lợi như sương muối kéo dài, khô hạn… nhưng nhìn chung, điều kiện tự nhiên tại vùng nguyên liệu của Công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình có nhiều thuận lợi để phát triển các giống chè đặc sản.

b. Môi trường văn hóa xã hội

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị kinh tế - văn hoá, y tế, du lịch dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là

một trong những trung tâm công nghiệp và giáo dục đào tạo của cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng, khoa học kỹ thuật, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Đảng bộ, nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên có truyền thống cách mạng, có trình độ dân trí cao, có đội ngũ trí thức, công nhân viên chức đông đảo trong các cơ quan, trường học, thuộc Trung ương, Tỉnh và Thành phố đóng trên địa bàn, đây là nguồn lực to lớn đảm bảo cho sự phát triển của Thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Đối với xã Tân Cương, cho đến thời điểm này, người dân làm nông nghiệp đang tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướngtăng dần diện tích trồng chè. Do vậy từ năm 2005 đến năm 2010, diện tích trồng chè tăng từ 400 ha lên 450 ha. Sản lượng búp khô đạt trên 1100 tấn/năm. Năm 2010, tổng giá trị từ cây chè đạt trên 70 tỷ đồng, chiếm 79% GDP của xã. Giá trị thu nhập từ cây chè đạt 120 triệu đồng/ha/năm, có nhiều hộ thu nhập từ 350 đến 400 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,2 triệu đồng/năm. Đây vừa là thành quả và cũng là động lực để bà con nông dân tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, mang lại năng suất cao hơn và chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn.

c. Môi trường kinh tế

Thị trường trong nước mỗi năm tiêu thụ khoảng trên dưới 30% tổng sản lượng chè các loại, chủ yếu là chè xanh và chè ướp hương. Ngoài ra, còn một số lượng chè nhập khẩu đáng kể với nhiều loại mẫu mã, chất lượng khác nhau như Lipton, Dimah… được tiêu thụ khá rộng rãi trong các nhà hàng, khách sạn và những người có thu nhập khá hoặc lớp trẻ đô thị. Nếu tính tổng lượng chè tiêu thụ trong nước cho tất cả các đối tượng thì hiện nay bình quân tiêu thụ khoảng 300gram chè trên một đầu người. Hiện nay, ở Việt Nam, tình hình tiêu thụ chè rất đa dạng và phong phú. Chỉ tính riêng chè búp chế biến, mức

tiêu thụ bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay khoảng 0,26 kg/năm. Đây là một chỉ tiêu thấp so với các nước như: Anh (2,87 kg), Tuynidi (1,82kg), Srilanca (1,41 kg), Ấn Độ (0,55 kg), Mỹ (0,45 kg), Trung Quốc (0,33 kg)... và thấp hơn cả mức bình quân đầu người một năm trên thế giới là 0,5 kg. Tổng mức tiêu thụ chè trong nước hiện nay vào khoảng 20 - 25 nghìn tấn/năm.

Vấn đề hiện nay đặt ra đối với việc tiêu thụ chè trong nước là thị hiếu truyền thống và thị hiếu mới của lớp trẻ, của tầng lớp có thu nhập cao, của khách du lịch quốc tế đòi hỏi sản phẩm chè phải nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, sử dụng tiện lợi, văn minh lịch sự và giá cả hợp lý… đang là thách thức đối với ngành chè. Điều này đặt ra cho ngành chè yêu cầu là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Ở Việt Nam hiện nay chè xanh búp và chè xanh đã qua chế biến được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên người tiêu dùng hiện nay có tâm lý e ngại về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy muốn kích cầu thì người sản xuất và ngành chè cần có biện pháp giảm thiểu dư lượng hoá chất trên các sản phẩm chè.

d. Môi trường khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định đến năng suất và chất lượng của chè, từ khâu chọn giống, đến khâu chăm sóc, khâu hái khi thu hoạch cũng như khâu chế biến sau khi thu hoạch đều phải có kỹ thuật và ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật riêng. Có như vậy sản phẩm cuối cùng mới có chất lượng tốt, năng suất cao.

Về giống chè, được trồng phổ biến ở vùng chè nguyên liệu Tân Cương hiện nay là giống chè trung du có thân cây khỏe, dễ chăm sóc, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu được rét, có độ bền đến trăm năm. Khi cho sản phẩm chè pha được nước, có hương cốm tự nhiên, vị ngọt hậu. Hiện vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái Nguyên đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học Công nghệ cấp bằng công nhận chỉ dẫn địa lý trên giống chè trung

du lá nhỏ. Tuy nhiên, khi cây chè đã trở thành loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho Thái Nguyên nói chung và vùng đất Tân Cương nói riêng, nhiều giống chè ngoại nhập được đưa về thử nghiệm. Do được trồng từ lâu với phương pháp thâm canh cũ, lại thêm việc chăm sóc, thu hái không đúng kỹ thuật nên chè trung du cho năng suất thấp hơn so với các giống chè khác. Cũng vì thế mà diện tích chè trung du ngày càng bị thu hẹp, giống chè trung du đang có nguy cơ mai một. Hiện tại vùng chè Tân Cương chỉ còn khoảng 300 ha chè trung du (giảm 50% so với trước đây).

Về kỹ thuật trồng trọt, canh tác chè, để đảm bảo chống xói mòn, trồng được nhiều cây chè đồng đều, cho năng suất cao, chất lượng tốt và vườn chè thuận lợi cho việc đi lại phải thực hiện một loạt các biện pháp như trồng theo kiểu nông lâm kết hợp, trồng theo kiểu bình độ... Các kỹ thuật trồng trọt, canh tác hiện đại đã được phổ biến tới từng hộ gia đình qua những lớp học, các đợt tập huấn do chính quyền địa phương và các đơn vị chuyên ngành tổ chức. Tuy nhiên vấn đề sử dụng phân bón trong trồng chè để đảm bảo giữ gìn sự màu mỡ, chống thoái hóa, xói mòn đất đang là một yêu cầu đặt ra đối với vùng chè Tân Cương nói riêng cũng như các vùng chè khác nói chung.

Về kỹ thuật chế biến, trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ được trong nhiều năm sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, ngành chè nước ta đã rút ra được những thế mạnh và tồn tại chủ yếu trong khâu chế biến chè. Nhưng do điều kiện không cho phép ứng dụng các tiến bộ khoa học tiên tiến nên trong kỹ thuật chế biến của nước ta đang còn thủ công, lạc hậu. Điều này dẫn đến năng suất lẫn chất lượng của chè sản xuất ra thấp, mẫu mã hình thức ít phong phú.

e. Môi trường chính trị, pháp luật

Với bất kỳ ngành sản xuất nào cũng có một số chính sách hỗ trợ để thúc đẩy việc sản xuất phát triển. Ngành chè đã được công nhận là một ngành chiến lược nên có một hệ thống chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất, chế biến.

Chính sách ruộng đất: sau nghị quyết 10 của chính phủ, ruộng đất được giao quyền sử dụng cho người dân với thời hạn 50 năm. trong thời gian này người dân có toàn quyền sử dụng đất với mục đích khác nhau theo đúng quy định. Sau chính sách khoán ruộng, khoán rừng cho người dân, diện tích chè đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sau khi thực hiện, chính sách này đã bộc lộ một số hạn chế như: không tận dụng được lợi thế quy mô lớn, làm cho đất đai manh mún…

Chính sách đầu tư: căn cứ vào các quy hoạch phát triển vùng, ngành mà Nhà nước đầu tư vào việc phát triển ngành nghề phù hợp, với các vùng có nguyên liệu chè, nhà nước đã chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng lẫn đầu tư vào việc phát triển ngành chế biến, sản xuất chè. Từ đó, khuyến khích hộ gia đình, nông dân, hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất phát triển.

Chính sách thuế: Thuế nông nghiệp hiện nay đang phổ biến thực hiện nộp theo sản lượng từng hạng quỹ đất như luật thuế sử dụng đất đai do Nhà nước ban hành. Ở các cơ sở ngoài quốc doanh, ngoài thuế nông nghiệp người công nhân còn phải trích nộp các khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao vườn chè, quỹ bảo hiểm xã hội,...

Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu chè Việt Nam nói chung và các thương hiệu hiệu chè Thái Nguyên, Lâm Đồng nói riêng cũng như các chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm chè vẫn là chưa đủ để các doanh nghiệp chè trong nước tiếp cận với các thị trường nước ngoài.

3.3.1.2. Môi trường ngành

a. Khách hàng

Khách hàng của công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình hiện tại ngoài lượng người tiêu dùng trực tiếp mua lẻ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì còn lại gồm hai nhóm: nhóm thứ nhất là các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng chè hàng ngày cũng như làm quà tặng, biếu trong các dịp lễ Tết;

nhóm thứ hai là các khách hàng mua buôn - chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở bán buôn chè tại các tỉnh thành trong cả nước.

Trong địa bàn tỉnh, mặc dù lượng khách hàng khá nhiều nhưng do số lượng sản phẩm cạnh tranh cũng lớn, mạng lưới phân phối dày đặc và khách hàng có khả năng tiếp cận thông tin thị trường tốt nên mặc dù có thương hiệu nhưng lượng tiêu thụ của chè Tân Cương Hoàng Bình không lớn bởi khách hàng có quá nhiều lựa chọn khác nhau.

Tuy nhiên với khách hàng ngoại tỉnh, do công ty đã dành được nhiều giải thưởng trong các hội chợ triển lãm cũng như nhận được bình chọn của người tiêu dùng, chè Tân Cương Hoàng Bình khá được ưa chuộng do thương hiệu tốt, mẫu mã đẹp, sản phẩm đa dạng. Sản phẩm của công ty thường được bày bán tại các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích. Tuy nhiên, một số công ty khác trên cùng địa bàn như Hà Thái, Quân Chu cũng đang cạnh tranh quyết liệt với Tân Cương Hoàng Bình tại phân khúc này. Chính vì vậy, công ty đang mất dần sức mạnh đàm phán với khách hàng mua buôn ngoại tỉnh.

b. Đối thủ cạnh tranh

Cả nước hiện nay có hai vùng trồng chè chính là Tây Nguyên (Lâm Đồng) và vùng núi phía Bắc (Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ…) với hàng nghìn cơ sở sản xuất từ hộ gia đình đến nhà máy hiện đại. Theo đà phát triển và định hướng quy hoạch ngành chè của Nhà nước, các sơ sở sản xuất hộ gia đình sẽ dần bị thay thế bởi các dây chuyền sản xuất hiện đại của các nhà mày để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chè. Các hộ gia đình sẽ đóng vai trò đơn vị cung ứng chè tươi nguyên liệu cho các nhà máy. Mặc dù số lượng doanh nghiệp trong ngành lớn nhưng do mỗi vùng có những đặc trưng khác nhau về thổ nhưỡng và khí hậu nên hương vị và phẩm chất chè ở những vùng này cũng khác nhau. Chính vì vậy, đối thủ cạnh tranh trực tiếp

của công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình chính là các doanh nghiệp trên cùng địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.3: Một số doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ

1 Công ty TNHH xuất nhập khẩu Trung Nguyên

Tổ 11 - P. Đồng Quang - TP Thái Nguyên

2 Công ty cổ phần chè Tân Cương - Hoàng Bình

Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên

3 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên

Số 25 - Hoàng Văn Thụ - TP Thái Nguyên

4 Công ty TNHH chế biến nông sản chè Thái Nguyên

Tổ 13 - P Đồng Quang - TP Thái Nguyên

5 Công ty cổ phần chè Vạn Tài Xã Phúc Thuận - Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên

6 Nhà máy chè Định Hóa Xã Trung Hội - Định Hóa - Thái Nguyên

7 Công ty cổ phần chè Hà Thái Xã Hà Thượng - Đại Từ - Thái Nguyên

8 Công ty TNHH MTV chè Sông Cầu TT Sông Cầu - huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên

9 Công ty cổ phần chè Quân Chu TT Quân Chu - Đại Từ - Thái Nguyên

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bên cạnh đó, công ty cổ phần chè Tân Cương Hoàng Bình còn đứng trước áp lực cạnh tranh đến từ một số doanh nghiệp lớn hơn trong ngành (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Một số công ty chè có sản lượng và xuất khẩu lớn nhất cả nước

TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ

1 Công ty TNHH Thế Hệ Mới

Trung Hòa, Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội

2 Công ty TNHH Chế biến trà Trân Nam Việt

Lộc Thành, Bảo Lâm, Lâm Đồng

3 Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An

376 Nguyễn Trãi, TP Vinh, Nghệ An

4 Công ty TNHH Hải Yến Xã Vụ cầu, Hạ Hòa, Phú Thọ

5 Công ty chè Phú Đa Thị trấn Thanh Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ 6 Công ty cổ phần chè Lâm Đồng Số 1 Quang Trung, Thị xã Bảo Lộc,

Lâm Đồng

7 Tổng công chè Việt Nam 92 Võ Thị Sáu, Hà Nội

8 Công ty chè Sài Gòn 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP Hồ Chí MInh

9 Công ty cổ phần chè Tân Trào Thị trấn Sơn Dương,Sơn Dương, Tuyên Quang

10 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Sơn

Phường 12, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

11 Công ty chè Phú Bền Thị trấn Thanh Ba, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

12 Công ty TNHH Kiên Và Kiên B7, Đô thị mới Trung Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

13 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Anh

Số 43, ngõ Thái Hà, Phường Láng Hạ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm chè của công ty cổ phần chè tân cương hoàng bình (Trang 58 - 71)