Cảm quan về đời sống xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết gia đình bé mọn (dạ ngân) và tiền đinh (đoàn lê) (Trang 63 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Cảm quan về đời sống xã hội

Từ góc nhìn của người phụ nữ, vấn đề đời sống xã hội mà Đoàn Lê, Dạ Ngân quan tâm, trăn trở là vấn đề của cuộc sống đời thường, là cơm áo, là mối quan hệ giữa con người với con người. Qua tác phẩm Gia đình bé mọn

Tiền định, hai nữ nhà văn đã phản ánh khá rõ nét những khó khăn, thiếu thốn của đời sống trong thời chiến và thời hậu chiến, đặc biệt là thời bao cấp.

Thời bao cấp với muôn mặt của nó được khắc họa khá rõ nét trong Gia đình bé mọn. Từ góc nhìn của nữ nhà văn, thời bao cấp được miêu tả chân thực. Qua cảm nhận và cuộc sống của Mỹ Tiệp, hình ảnh của thời bao cấp ở miền Nam, miền Bắc hiện lên như nó vốn có. Trong cái nhìn của Mỹ Tiệp cũng là của nhà văn Dạ Ngân, thời bao cấp là thiếu thốn, là khó khăn, là lạc hậu. Ở góc nhìn của người phụ nữ, những khó khăn của thời bao cấp hiện lên từ những bữa cơm gia đình, từ việc chạy vạy để vượt qua đói khổ. Những bữa cơm bo bo, ít gạo, kem đánh răng tem phiếu; những việc làm thêm để trang trải cuộc sống gia đình của những phụ nữ là công chức lúc bấy giờ. Là một nhà báo, chồng làm cán bộ, với đồng lương ba cọc ba đồng, Mỹ Tiệp phải

làm thêm để trang trải cuộc sống. Mỹ Tiệp làm đá lạnh, nuôi heo, vẫn đến cơ quan với mùi chuồng trại như những người khác, ở các cơ quan khác. Bối cảnh xã hội thời bao cấp hiện rõ nét nhất trong hình ảnh cán bộ, nhân viên thời bao cấp. Trong suy nghĩ của Mỹ Tiệp, họ hiện lên với dáng vẻ, điệu bộ, cách làm việc, ứng xử theo kiểu bao cấp: hách dịch và vô cảm. Bà bưu vụ, nhân viên bán vé gây khó dễ, phiền phức cho người dân, nhân viên bán vé thì lề mề, đội quân văn hóa – những gã mẫn cán chết tiệt đã điệu Đính đi như một tội nhân xén phăng mái tóc trêu ngươi của anh với tràng cười hô hố - thì quá xông xáo. Cuộc sống sau thời chiến tranh có biết bao nhiêu khó khăn, thiếu thốn, cách ứng xử và làm việc của cán bộ, nhân viên nhà nước lúc bấy giờ càng làm cho cuộc sống trở nên ngột ngạt, và càng góp phần làm cho bóng ma lạc hậu, trì trệ bao trùm lên xã hội. Điều ám ảnh nhất đối với Mỹ Tiệp là sự lạc hậu và những phi lý tồn tại ở xã hội lúc bấy giờ. Đó là chuyện mỗi sản phụ khi đến viện nạo hút thai phải nộp một chai 750ml nước tiểu (không phải để xét nghiệm mà là để bán nước tiểu cho dân trồng rau còn chai thì bán lại cho bọn sản xuất rượu lậu). Đó là những chiếc thìa đục thủng lỗ để chống mắt cắp, xe đạp phải đeo biển kiểm soát, bể nước công cộng lềnh phềnh cục phân trẻ nhỏ… Vấn đề được đặt ra là ý thức con người thời hậu chiến. Sau thời gian dài loạn lạc, chiến tranh, xã hội kiệt quệ, sự đói nghèo, khó khăn kìm hãm dẫn đến những vết rạn trên bề mặt nhân cách con người – những con người vừa đáng thương, vừa đáng trách. Từng dòng hồi tưởng thấm đầy cảm xúc của nhân vật, từng chi tiết gắn liền với nỗi cảm thán của Mỹ Tiệp, cũng chính là suy nghĩ, quan điểm, thái độ của Dạ Ngân về đời sống xã hội thời bao cấp.

Trong Tiền định, Đoàn Lê trăn trở băn khoăn về cuộc đời, số phận của con người, những vấn đề mới nảy sinh của xã hội thời mở cửa. Đó là những thân phận con người trong thời đại mới nhưng sống trôi dạt trên sông, thân phận của những cô gái dành cho dân chài cửu vạn, thân phận của những đứa

không có giấy khai sinh. Là những thân phận của những cô gái trẻ đẹp bị đưa đẩy làm nghề mại dâm kiếm tiền lo cho gia đình. Đau đớn, tủi nhục là vậy, nhưng họ không từ bỏ dù có cơ hội để làm lại, để thay đổi. Những câu chuyện xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng đọng lại là những day dứt, trăn trở của tác giả về cảnh đời, cảnh người, những vấn đề nhức nhối trong đời sống xã hội hiện nay.

Đặc biệt, từng trải qua sóng gió trong hôn nhân, đều là những phụ nữ trải qua những đổ vỡ trong hôn nhân, Đoàn Lê và Dạ Ngân hứng chịu biết bao điều cay đắng từ quyết định ly hôn của mình. Thời của Đoàn Lê và Dạ Ngân, việc một người phụ nữ ly hôn là chuyện không thể chấp nhận. Người ta có thể thương xót cho người phụ nữ bị chồng ruồng rẫy, nhưng không thể chấp nhận người phụ nữ bỏ chồng vì không hạnh phúc. Hai nhân vật chính Mỹ Tiệp và Chín trong tác phẩm của hai nhà văn đều là hai người phụ nữ chủ động trong ly hôn. Cả hai nhân vật đều phải chịu đựng búa rìu dư luận, những rào cản trong gia đình và trong cơ quan. Dư luận, rào cản từ gia đình hay từ cơ quan, suy cho cùng cũng đều xuất phát từ những định kiến về người phụ nữ.

Trong Gia đình bé mọn, khi Mỹ Tiệp quyết bỏ chồng, cả gia đình Mỹ Tiệp từ chị Hoài đến cô Tư Ràng, từ má cho tới anh Năm Trường đều không tán thành, phản đối quyết liệt. Chị Hoài sẽ vừa khuyên lơn vừa nước mắt và nhân tiện gửi gắm tâm trạng. Với cô Tư Ràng thì việc Mỹ Tiệp bỏ chồng là việc làm “Thân bại danh liệt, con giết con, con giết cả thanh danh nhà mình” [23, tr.98]. Anh Năm Trường đứng về phía thể diện, lên án Tiệp “Ai cho cô

Tám cái quyền nuôi con? Gia tộc không ủng hộ, tòa án cũng không ủng hộ”

[23, tr.92]. Ngay cả má Tiệp, tuy rất thương con, hiểu nỗi khổ của con cũng sẽ “chỉ run run lợn cợn cái giọng rầu rầu cố hữu: “Làm đàn bà con gái là phải

khổ, ráng chịu khổ chút nữa rồi cũng hết đời thôi con!”” [23, tr. 95]. Đối với

người dân ở quê, người ta không thể chấp nhận một người đàn bà bỏ chồng, chuyện Tiệp ly hôn chồng “thế là chuyện kinh thiên động địa ở quê, sẽ làm

cho những người thân của nàng phải cúi mặt khi ra đường, sẽ biến nàng thành một con hủi ghê tởm và phải đáng biệt tăm” [23, tr. 94]. Hậu quả của

việc Mỹ Tiệp ly hôn chồng là bị gia tộc từ, bị cơ quan bị kỷ luật. Tất cả chỉ vì Mỹ Tiệp là phụ nữ. Định kiến về thân phận người phụ nữ từ bao đời nay trở thành khung cũi để trói buộc, kìm kẹp, cản trở con đường đi tìm hạnh phúc của người phụ nữ đáng thương. Định kiến không chỉ ở phía dư luận, định kiến ấy thậm chí tồn tại ngay trong cách giải quyết sự việc ở trong cơ quan nhà nước. Trong Tiền định, việc Chín lấy chồng và quyết định bỏ chồng đều bị kỷ luật. Chín bí mật đăng ký kết hôn với Thân vì bị đe dọa. Chuyện vỡ lở, người bị kỷ luật là Chín. Chín bị chuyển từ bộ phận diễn viên sang làm công tác thư viện của Hãng phim. Khi Chín quyết định ly hôn, đưa đơn năm lần, sống riêng hai năm vẫn không được giải quyết, Thân ghen, chém Hòa, Chín bị kỷ luật Cảnh cáo, ghi lý lịch. Khi Chín bị đưa về bộ phận diễn viên để kiểm điểm vì chuyện khiến Thân chém Hòa, bạn bè thân thiện với Chín bao năm quay ngoắt, lạnh lùng phê phán, đao to búa lớn. Thái độ và cách xử lý nặng về định kiến đối với người phụ nữ gây nên những ngang trái, trớ trêu. Nhà văn Dạ Ngân Đoàn Lê miêu tả suy nghĩ, hành động của Mỹ Tiệp, của Chín khi Mỹ Tiệp và Chín phải chịu bao điều tiếng, đòn roi về hành trình đi tìm hạnh phúc của mình, vừa đủ để thể hiện quan điểm, cái nhìn mang tính phê phán những định kiến xã hội áp chế lên người phụ nữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết gia đình bé mọn (dạ ngân) và tiền đinh (đoàn lê) (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)