7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Ngôi thứ ba – sự khách quan hóa
Có nhà lý luận phê bình cho rằng tiểu thuyết tự truyện cũng có giá trị thanh lọc tâm hồn như bi kịch. Thông thường, với tác phẩm có yếu tố tự truyện, độc giả sẽ hình dung truyện được kể từ ngôi thứ nhất để nhân vật trực tiếp thể hiện cái tôi cá nhân của mình. Điều này khá phổ biến trong văn học thế giới, chẳng hạn như tiểu thuyết tự thuật của M.Gorki, Marcel Proust, N. Sarraute… Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hạnh trong bài viết Hiện tượng tự thuật trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ, nhà văn nữ hải ngoại thể hiện rất
rõ ý thức sử dụng tự thuật thông qua việc lựa chọn mô hình trần thuật ngôi thứ nhất kiểu trải nghiệm nên trong tiểu thuyết của họ, kiểu trần thuật này chiếm vị trí chủ đạo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy, trong tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện ở Việt Nam nói chung phần lớn sử dụng kiểu trần thuật từ ngôi thứ ba. Trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân và Tiền định của Đoàn Lê cũng vậy.
Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện hàm ẩn) được hiểu là người kể chuyện không xuất hiện trong tác phẩm như một nhân vật mà kể câu chuyện liên quan đến người khác. Đặc điểm của phương thức này là người kể chuyện toàn tri về diễn biến của câu chuyện và số phận nhân vật.
Trong văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung, hình thức kể chuyện từ ngôi thứ ba vẫn được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, cách tổ chức điểm nhìn
trần thuật truyền thống đã có sự kế thừa sáng tạo. Ưu điểm của hình thức này được phát huy như bao quát nhiều vấn đề hiện thực rộng lớn, thể hiện quan điểm, tư tưởng, cách giải quyết vấn đề mang dấu ấn phong cách nhà văn một cách trực tiếp qua những bình luận, phân tích, phát ngôn. Độc giả có thể tin tưởng người kể chuyện “biết tuốt”, tiếp cận với thông điệp chủ đích của nhà văn bằng con đường ngắn nhất qua sự “dẫn dụ” của người kể chuyện. Trong tiểu thuyết tự truyện, sự tương đồng giữa cuộc đời được kể và cuộc đời thực của tác giả không hoàn toàn trùng khớp bởi cuộc đời họ đã được “tiểu thuyết hoá”. Sự lựa chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật nằm trong ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Trong tiếng Việt, ngôi thứ ba được sử dụng khá đa dạng như: anh, gã, hắn, lão, y, thị, nàng, nó… Mỗi đại từ biểu thị ngôi thứ ba này lại bao hàm thái độ của nhà văn, khi thì trung tính (tên trực tiếp, anh, cô…), khi thì mang hơi hướng tôn xưng, lãng mạn (nàng, chàng, ngài…), khi thì hạ thấp(gã, hắn, mụ, y, thị) đối tượng... Lựa chọn sử dụng ngôi kể này, nhà văn hướng đến sự khách quan hoá câu chuyện, gia tăng độ gián cách, làm nhoè mờ ranh giới giữa câu chuyện tự thuật với tác phẩm. Đồng thời, kể từ ngôi thứ ba cho phép người trần thuật có thể tham dự vào cuộc đời của tất cả các nhân vật, di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt theo các nhân vật đó. Thường người kể chuyện hoá thân vào nhân vật để bộc lộ, ít khi đưa ra những bình luận, ý kiến trực quan. Với điểm nhìn zero (theo cách định danh của Genette) tức là điểm nhìn “toàn tri” - không có điểm nhìn cố định. Người kể chuyện đứng bên ngoài sự kiện nhưng lại có tầm bao quát và toàn năng, tự do vô giới hạn. Chính vì vậy có thể đem lại khả năng kể, miêu tả rộng rãi đời sống và cả thế giới tinh thần của con người.
Cũng như nhiều nhà văn đề cao “ý thức viết tiểu thuyết”, Dạ Ngân và Đoàn Lê lựa chọn kể từ ngôi thứ ba trong hai tác phẩm Gia đình bé mọn và
đến những người khác trong đời thực nên viết cũng có sự nghiền ngẫm, chừng mực. Do đó, so với kể chuyện từ ngôi thứ nhất, tiểu thuyết tự truyện mang tính riêng tư nhiều hơn, kể từ ngôi thứ ba cho phép nhà văn vừa tự do với trải nghiệm cá nhân vừa có thể khái quát về một hiện thực nào đó. Nhìn từ góc độ tiếp nhận, khi nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, câu chuyện được xác nhận là của tác giả nhưng kể từ ngôi thứ ba thì sự xác nhận đó sẽ “mập mờ” hơn, gia tăng khả năng khái quát và hư cấu hoá trên cơ sử tư liệu đời thực tác giả.
Vì vậy, nhiều nhà văn lựa chọn ngôi kể thứ ba này trong tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện như: Bùi Ngọc Tấn kể từ ngôi “hắn” trong Chuyện kể năm 2000; Nguyễn Khải kể từ “hắn” trong Thượng đế thì cười, Ma Văn Kháng kể từ “Toàn” trong Một mình một ngựa…
Khi nhà văn kể chuyện từ ngôi thứ ba cũng thể hiện ý thức “thoát ly điểm nhìn mang tính chủ quan để từ đó đem đến thông điệp khái quát, sâu rộng hơn về một lối sống, kiểu người, tránh cách tiếp nhận đồng nhất giữa nhân vật trong tác phẩm với nhà văn. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Hoàng Thị Tâm khi khảo sát tiểu thuyết tự truyện đã chỉ ra hai trường hợp đặc biệt: “trần
thuật từ ngôi thứ nhất với điểm nhìn khách quan và trần thuật ngôi thứ ba với điểm nhìn chủ quan” [38, tr.98]. Đây là những cách kể cho phép độ mở liên
tưởng khác nhau về sự tương đồng giữa tác giả và người kể chuyện.
Điểm đặc biệt là ở chỗ, trong tiểu thuyết tự truyện, dù nhà văn lựa chọn kể từ ngôi thứ ba nhưng chúng luôn hướng đến một ẩn dụ nào đó về tác giả. Trong Gia đình bé mọn và Tiền định đều được trần thuật từ ngôi thứ ba với điểm nhìn hạn tri (chủ quan), điểm nhìn chủ yếu đặt ở nhân vật nữ chính. Trần thuật từ ngôi thứ ba có ưu thế là cho phép người trần thuật có thể tham dự vào cuộc đời của tất cả các nhân vật, di chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt theo các nhân vật đó.
Ở Gia đình bé mọn – ngôi kể thứ ba nhập vào nhân vật, gắn với điểm nhìn của Mỹ Tiệp là chủ đạo, chi phối nhưng đôi chỗ có sự di chuyển điểm nhìn sang nhà văn Đính. Dấu ấn của tự truyện vẫn khá đậm nét với sự “nước đôi” của ngôi nhân xưng Tiệp, nàng, anh cùng với sự vận dụng điểm nhìn bên trong khiến người kể chuyện dễ dàng biểu đạt thế giới nội tâm của mình. Trong đoạn Tiệp kể về cảm xúc của mình: “Lần đầu tiên nàng cảm thấy trong
bàn tay tinh nghịch của mình một sinh vật cừ khôi- trước đây với Tuyên nào không có nhu cầu đùa giỡn với nó. Nàng trôi trên người Đính, như ban nãy Đính cẩn trọng với từng centimet thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo dạn và lão luyện, sự dịu dàng của da thịt đằm thắm, ngọt ngào…” [23, tr.157]. Dù ngôi
kể là Tiệp, nàng nhưng có thể hiểu đó là tôi bởi những cảm xúc thầm kín nhất chỉ có thể được bởi chủ thể trực tiếp.
Xuyên suốt tiểu thuyết Tiền định cũng được trần thuật chủ yếu từ ngôi thứ ba với điểm nhìn chi phối của nhân vật nữ chính là Chín, cũng có một số phân đoạn, điểm nhìn chuyển sang anh- người yêu hiện tại của cô. Chỉ có một phần nhỏ “Chuyện phụ thứ hai” trong chương sáu (8 trang) kể về đoạn đời “sao đổi ngôi”: cô Chín bắt đầu có chút thành công khi trở thành đạo diễn, gặp lại ông Trưởng phòng Tổ chức - kẻ thù năm xưa nay rơi vào cảnh bi kịch thảm hại ) và “Chuyện phụ thứ tư” trong chương chín (5 trang) kể về bác Ngọc - người kéo xích lô cho gia đình, tác giả sử dụng ngôi thứ nhất. Sự thay đổi đột ngột ngôi kể nhưng thực ra vẫn giữ nguyên điểm nhìn từ nhân vật cô Chín- lúc này trở thành điểm nhìn bên trong. Nhân vật là người trải nghiệm đồng thời chứng kiến những biến cố bi kịch trong cuộc đời người khác. Sự sắp sếp này gây chú ý, đánh dấu cột mốc một chặng đường mới của nhân vật chính, khẳng định cái tôi cá nhân, sức sống không gì có thể khuất phục, lòng trắc ẩn của cô (đằng sau đó là bóng dáng con người, cá tính của chính tác giả) trong tiểu thuyết tự truyện này. Cách sử dụng ngôi kể trong Tiền định có thể gặp trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, tác giả kể ở ngôi thứ ba
nhưng luôn gắn với điểm nhìn của nhân vật Kiên và đan xen vào đó là một số trang ở ngôi thứ nhất.
Đặc biệt, trong các hai tiểu thuyết, ngôi nhân xưng là tên nhân vật tạo ấn tượng khách quan, kể chuyện của “người khác”, nhấn mạnh cá tính nhân vật trong vai trò một thành viên trong gia đình, một cán bộ nơi cơ quan nhà nước, gia tăng tính khái quát hiện thực trong tác phẩm. Còn khi kể về những trải nghiệm tình yêu, cảm xúc tính dục, ngôi kể thường linh hoạt chuyển sang
nàng với sắc thái chủ quan của điểm nhìn bên trong.
Dù được kể từ ngôi thứ ba nhưng qua điểm nhìn của nhân vật nữ chính kết hợp với chất liệu tự thuật, hai nhà văn nữ này đã đem những câu chuyện cuộc đời mình, của phái nữ vào trong tác phẩm một cách kín đáo, tế nhị. Ở đó, tác giả cũng thể hiện quan niệm, cảm nhận, dấu ấn của cái tôi cá nhân của mình. Lựa chọn mô thức kể chủ đạo từ ngôi thứ ba nhằm để người kể chuyện dẫn độc giả đến một thế giới của người khác, “tách rời tác giả”. Tuy nhiên, trong hai tiểu thuyết này, dù ngôi kể hướng tới sự khách quan hoá nhưng qua điểm nhìn nhân vật nữ, nhà văn vẫn ngầm biểu thị thái độ chủ quan của mình qua ngôi kể, tình huống, chi tiết, thực chất vẫn mang cái nhìn của ngôi thứ nhất- giọng kể thường trùng khít với biểu hiện tâm trạng của nhân vật nữ chính.
Lựa chọn kể từ ngôi thứ ba với điểm nhìn nhân vật được đánh giá là nét đặc thù của tiểu thuyết tự truyện trong văn chương Việt Nam đương đại. Qua đó nhà văn vừa hướng đến khái quát đời sống vừa gợi ra những ẩn dụ về cái tôi tác giả trong bối cảnh xã hội còn nhiều định kiến. Dấu ấn của tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung là điểm nhìn nghiêng về giá trị cá nhân. Với Dạ Ngân và Đoàn Lê, điểm nhìn nghiêng về giới nữ với hành trình đi tìm hạnh phúc riêng. Mỗi tiểu thuyết đều thể hiện một cách nhìn cá nhân, xây dựng một hình tượng cá nhân khác biệt, thậm chí đối lập với môi
trường xung quanh. Đó là Mỹ Tiệp, Chín với gia đình, dòng tộc, cơ quan- mô hình xã hội thu nhỏ trong Gia đình bé mọn và Tiền định. Qua đó đưa ra cách đánh giá, lí giải của nhà văn trước đời sống. Nếu trong Gia đình bé mọn, hạnh phúc của người phụ nữ là phải đấu tranh, đánh đổi thì trong Tiền định, hành trình đi tìm hạnh phúc đó không tránh khỏi thứ gọi là tiền định.