7. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Giọng chiêm nghiệm, triết lý
Trong văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết tự truyện coi khai thác cái tôi cá nhân là nhiệm vụ hàng đầu nên thường xuất hiện giọng điệu chiêm nghiệm triết lý. Qua đó thể hiện cái nhìn riêng của nhà văn về đời sống trên tinh thần “nghiền ngẫm hiện thực” và đối thoại.
Kiểu giọng điệu triết lí thường được thể hiện qua tính chất khẳng định (phủ định) để nhấn mạnh những vấn đề mà nhà văn cần thông điệp, triết luận với người đọc, tô đậm một ý tưởng sâu sắc nào đó. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý thường gắn với nhu cầu tổng kết trải nghiệm để nâng cái tôi thành phổ quát nên góp phần gia tăng chiều sâu tư tưởng trong tác phẩm.
Trần thuật từ ngôi thứ ba cho phép nhân vật soi chiếu mình qua một “cái tôi khác” để chiêm nghiệm, triết lý về cuộc sống. Trong Gia đình bé mọn và Tiền định đề cập sâu sắc đến những vấn đề triết lí nhân sinh, về thân phận, cuộc sống con người trong những hoàn cảnh xã hội đặc biệt. Khát vọng khám phá chiều sâu cuộc sống đã đặt các nhân vật vào những trạng thái suy tư, dằn vặt, tự lý giải về những vấn đề cốt lõi mang tính nhân sinh. Vì vậy, giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý trở thành giọng điệu nổi bật trong hai tiểu thuyết này. Có thể nhận thấy nhiều tổng kết, chiêm nghiệm trong Gia đình
bé mọn và Tiền định, đó là những trải nghiệm nhân sinh sâu sắc từ những nhân vật chính trong tác phẩm.
Trong Gia đình bé mọn, ngay từ tên tác phẩm đã gợi lên những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc về tổ ấm gia đình. Trong diễn biến truyện là giọng kể đầy những chiêm nghiệm, triết lí qua cuộc đời nhân vật Tiệp: “ Vòng vây của nàng là những bà goá, cô goá, má goá, chị goá, cô em út cũng goá, bốn bức tường gương mà nếu nàng soi vào thì nàng phải lập tức quên tuổi trẻ và khát vọng của mình đi để nhớ rằng không thể so sánh nỗi bất hạnh nào với nỗi bất hạnh của những người goá bụa.” [23, tr.10] Triết lí về sự bất hạnh đã được
thêm một nghĩa mới.
Giọng điệu trần thuật đầy chiêm nghiệm về cuộc hôn nhân không tình yêu của Tiệp: “Cuộc hôn nhân với Tuyên giống như hai cái dấu ngoặc đóng
khung số phận nàng, nó nói với chính nàng rằng hãy cứ như vậy đi, nó là cuộc chiến nhỏ trong cuộc chiến lớn, cái này sinh ra cái kia và nàng không thể thoát được trừ khi tự nó sẽ có cái kết thúc của nó” [23, tr.100]…Tác phẩm
là sự chiêm nghiệm về những điều đúng- sai, được- mất của cuộc đời người phụ nữ khi dám bước qua những định kiến để tìm hạnh phúc cho mình.
Còn trong tiểu thuyết Tiền định, ngay từ tiêu đề tác phẩm Đoàn Lê đã cho thấy một tín hiệu đầy triết lí về số phận, cơ duyên và điều này được lặp đi lặp lại trong suốt tác phẩm. Người kể chuyện thể hiện những suy ngẫm, triết lí về số phận con qua những truyện nhỏ lồng trong tiểu thuyết này. Ở đó có những chiêm nghiệm, triết lí về tuổi trẻ của Chín: “ Ôi tuổi trẻ đáng thương, tuổi trẻ cô độc không ai cứu giúp, tuổi trẻ buông xuôi chìm dần trong đầm lầy, chết mà không kêu cứu được một tiếng...” [18, tr.60]. Đó là chiêm
nghiệm về hạnh phúc của người phụ nữ trong gia đình Tiệp: “tất cả những
mệnh. Gắn bó với ai sợ làm khổ người ta” [18, tr.206]. Cho đến cuối tác phẩm
vẫn là sự trăn trở về cái gọi là “tiền định”.
Suy ngẫm và triết lí là một trong những yếu tố quan trọng của tiểu thuyết đương đại, góp phần chủ đạo trong bản hợp âm nhiều chất giọng. Có thể thấy giọng điệu này đậm đặc trong các tiểu thuyết của nhiều nhà văn đương đại như: Một mình một ngựa ( Ma Văn Kháng), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười ( Nguyễn Khải)…
Trong một tác phẩm, hiếm khi nhà văn trần thuật bằng một giọng điệu đơn nhất. Bên cạnh những giọng điệu chủ đạo trên, trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân và Tiền định của Đoàn Lê còn có sự đan xen với giọng điệu tự thú, giễu nhại, chua xót…Điều này khiến cho mạch kể tự nhiên và thể hiện cái nhìn đa chiều của nhà văn trong tác phẩm.
Tiểu kết chương 3
Với tiểu thuyết tự truyện, chất liệu câu chuyện đời thực của nhà văn được “tiểu thuyết hoá” qua việc kết hợp giữa nội dung kể và nghệ thuật trần thuật. Gia đình bé mọn của Dạ Ngân và Tiền định của Đoàn Lê được kiến tạo từ câu chuyện đời tư khác nhau nhưng có nhiều nét tương đồng trong nghệ thuật trần thuật. Lựa chọn ngôi kể khách quan với điểm nhìn hạn tri là chủ yếu cho phép nhà văn gia tăng khả năng khái quát và hư cấu hoá trên cơ sử tư liệu đời thực của mình. Ngôn ngữ trần thuật giàu biểu cảm, gần gũi với đời thường và tinh tế trong sử dụng ngôn ngữ phô diễn tính dục đem lại cho tác phẩm sự hiện đại và hấp dẫn. Sự kết hợp nhiều giọng điệu trần thuật với hai giọng điệu chủ đạo thể hiện hiệu quả cảm quan của nhà văn về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
KẾT LUẬN
Đã có nhiều ý kiến bàn về thân phận của tiểu thuyết trong thời đại mới. Tuy nhiên, tiểu thuyết trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vẫn không ngừng sáng tạo, thích ứng với thời đại bằng lối viết dồn nén nhằm thu gọn dung lượng và tìm tòi những hướng đi mới.
Tiểu thuyết đầu thế kỉ XXI ở Việt Nam đã khẳng định mình là thể loại có sự chuyển mình mạnh mẽ trong đời sống văn học thể hiện ở sự đa dạng các khuynh hướng sáng tác, loại hình tiểu thuyết với nhiều tác giả, tác phẩm gây tiếng vang trong và ngoài nước. Điều đó thể hiện rõ nét sự thay đổi trong hệ hình tư duy văn học. Trong xu hướng làm mới lối viết theo thi pháp truyền thống, nhiều nhà văn đã lựa chọn đưa yếu tố tự truyện vào tác phẩm, tạo nên một thời kỳ nở rộ của tiểu thuyết tự truyện. Khuynh hướng sáng tác này thể hiện cái tôi cá nhân của nghệ sĩ và tài năng hư cấu hoá chất liệu đời thực của tác giả. Đặc biệt đáng chú ý trong đó là sáng tác của các nhà văn nữ. Đó là một điểm nhấn đáng chú ý trong bức tranh đời sống văn học đương đại. Nhiều nhà văn nữ đã thể hiện cá tính sáng tạo mạnh mẽ, bước qua những rào cản, định kiến về giới để giãi bày, thể nghiệm một cách tự do. Với tiểu thuyết tự truyện, sự thành công của các nhà văn nữ để lại những dấu ấn riêng.
Dạ Ngân và Đoàn Lê là hai nhà văn nữ có hành trình sáng tác bền bỉ trên nhiều thể loại và khẳng định vị trí của mình trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay. Tác giả viết tiểu thuyết tự truyện Gia đình bé mọn và Tiền định khi đã ở dốc bên kia của đời với bao trải nghiệm, truân chuyên và độ chín trong nghề. Tuy nhiên, như nhiều nhà văn khác, hai tác giả tạo nên đứa con tinh thần của mình với diện mạo đặc sắc riêng chứ không lệ thuộc vào chất liệu đời tư. Dạ Ngân và Đoàn Lê đều đã thổi vào câu chuyện thực trí tưởng tượng, sự nghiền nghẫm và chiêm nghiệm từ cuộc đời mình để nói những điều chung, khái quát hơn về biết bao vấn đề nhân sinh, đặc biệt là về cuộc đời người phụ nữ. Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy rõ dấu ấn tự truyện từ
nhiều sự kiện, chi tiết, con người, không gian, thời gian có sự trùng hợp giữa tác phẩm với đời thực nhà văn. Tuy nhiên, khác với những tác phẩm hồi ký, tự truyện… hai tiểu thuyết này của Dạ Ngân và Đoàn Lê cho độc giả cảm nhận về cuộc sống xa rộng hơn đằng sau đường nét có từ đời thực nhà văn. Với Dạ Ngân là cảm quan về hành trình mệt nhọc xây dựng tổ ấm nhỏ nhoi trong xã hội đương đại. Với Đoàn Lê là cảm nhận và lí giải có phần duy tâm nhưng thấm thía về cuộc đời người phụ nữ.
Trong hai tác phẩm này không chỉ có sự tương đồng về mô típ người phụ nữ đi tìm hạnh phúc mà còn có sự tương đồng trong nghệ thuật trần thuật. Dạ Ngân và Đoàn Lê đều lựa chọn ngôi kể khách quan và điểm nhìn có chọn lọc với màu sắc lãng mạn; ngôn ngữ hàm súc, gần gũi với đời thường và không ngần ngại sử dụng ngôn ngữ phô diễn tính dục. Tất cả tạo nên giọng điệu hoài niệm trữ tình đầy chiêm nghiệm, triết lí và thể hiện rõ nét cá tính sáng tạo của nhà văn trong hai tiểu thuyết này. Thành công của tác phẩm là đem đến cho độc giả một cách nhìn về cuộc sống đậm chất nữ tính và cá tính của hai nhà văn chứ không phải việc phân định đâu là thực đâu là hư cấu vì trong tiểu thuyết, mọi điều đều khả dĩ.
Rất nhiều tác giả đã thành công với tiểu thuyết tự truyện trong những năm gần đây. Dạ Ngân và Đoàn Lê là hai nhà văn gây được ấn tượng đặc biệt với độc giả khi viết từ câu chuyện cuộc đời mình. Trong xã hội còn ít nhiều định kiến thì hai tiểu thuyết này góp thêm tiếng nói bênh vực nữ quyền và gợi sự đồng cảm, sẻ chia với người phụ nữ Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Tú Anh (2006), Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia đình bé mọn, Báo Văn nghệ, số 15.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Vũ Thùy Dung, (2010), Tiểu thuyết tự truyện Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Trần Thiện Đạo, “Gia đình bé mọn” - lời tự thú chân thật, nguồn:
http://vnexpress.net.
6. Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Việt Hà, Tiền định khắc khoải phận người, nguồn: http://cand.vn.
8. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ Văn
học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Đặng Thị Hạnh (1998), Tự thuật và tiểu thuyết Pháp thế kỉ XXI, Tạp chí
văn học số 5.
10. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn Hà Nội. 11. Đỗ Đức Hiểu - chủ biên (2006), Từ điển văn học, NXB Thế giới Hà Nội. 12. Mai Hoàng, “Chị tôi” và những mật mã cuộc đời, Báo Văn hóa – Nghệ thuật. 13. Trần Thị Xuân Hợp (2006), Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải thời kì đổi mới, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ Văn, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.
14. Ma Văn Kháng (2009), Một mình một ngựa, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Khánh, Đọc tiểu thuyết Tiền định của Đoàn Lê, nguồn:
16. Nguyễn Khải (2003), Thượng đế thì cười, NXB Văn học, Hà Nội.
17. Phạm Ngọc Lan (2006), Tự truyện trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.
18. Đoàn Lê (2010), Tiền định, Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
19. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học
Việt Nam từ tháng 8 – 1945, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9).
20. Nguyễn Đăng Mạnh (2003) Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, NXB Văn học, Hà Nội.
21. Bùi Thị Mát (2013), Yếu tố tự truyện một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
22. Hoài Nam, Gia đình bé mọn – “bản dập” cuộc đời Dạ Ngân?, nguồn
http://tienphong.vn.
23. Dạ Ngân (2010), Gia đình bé mọn, Nhà xuất bản Thanh Niên.
24. Dương Bình Nguyên, Nhà văn Dạ Ngân: Người đàn bà mang dấu chấm thiên di, nguồn: http://cand.com.vn.
25. An Nhi, Nữ văn sĩ Đoàn Lê: “Tình riêng bỏ chợ, tình người đa đoan”,
nguồn: http://vov.vn.
26. Nhiều tác giả (1997), Bộ sách phê bình và bình luận văn học – tác giả trong nhà trường, NXB Văn học Hà Nội.
27. Nhiều tác giả (2002), Đổi mới tư duy Tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn Hà Nội. 28. Nhiều tác giả (2005), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới.
29. Nhiều tác giả (2007), Giáo trình văn học Việt Nam từ sau Cách mạng
30. Đỗ Hải Ninh (2012), Khuynh hướng tự truyện trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học.
31. Đỗ Hải Ninh (2011), Mối quan hệ giữa tự truyện – tiểu thuyết và một số
dạng thức tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên
cứu văn học (8).
32. Vương Trí Nhàn, Phụ nữ và sáng tác văn chương (Trao đổi ý kiến), Tạp chí Văn học số 6/1996.
33. Nguyễn Thị Khánh Minh (2013), Nghệ thuật tự sự trong văn xuôi Đoàn Lê, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.
34. Trần Đình Sử (2002), Lí luận văn học tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 35. Trần Đình Sử (2003), Lí luận và phê bình văn học, NXB Giáo dục Hà Nội. 36. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục Hà Nội.
37. Trần Đình Sử (chủ biên), (2007), Tự sự học và một số vấn đề lí luận và lịch
sử, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
38. Hoàng Thị Tâm (2016), Tự truyện Việt Nam đương đại: Nghiên cứu từ xã hội học văn học, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.
39. Hồ Anh Thái (2012), Họ trở thành nhân vật của tôi, Nhà xuất bản trẻ. 40. Hồ Anh Thái, Đoàn Lê – người đàn bà đa đoan, nguồn http://vietbao.vn. 41. Đoàn Cầm Thi (2008), Tương lai tự truyện Việt Nam, nguồn
http://demo.trieuxuan.info.
42. Nguyễn Thành Thi (2010), Văn học thế giới mở, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
43. Bích Thu (2006), “Một cách tiếp cận tiểu thuyết thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học.
45. Nguyễn Thị Minh Thu, (2011), Tiểu thuyết tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại từ góc nhìn thể loại, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn,
Đại học Sư phạm Hà Nội.
46. Bùi Thị Thu (2014), Yếu tố tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 47. Lê Ngọc Trà (2007), Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới, Tạp chí
nghiên cứu văn học.
48. Miên Tường, Vợ chồng Dạ Ngân - Nguyễn Quang Thân: Gia đình không bé mọn!,
http://thethaovanhoa.vn.
49. Phùng Văn Tửu (2004), Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
50. Vũ Quốc Văn, Đoàn Lê một nữ sĩ đa tài, Nguồn: www.cuabien.vn.
51. Nguyễn Thị Ái Vân (2011), Đặc điểm nghệ thuật tự truyện và hồi kí của Tô
Hoài, Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.
52. Triệu Xuân (2008), Tự truyện không hẳn là văn học, nguồn: