Ngôi kể (Điểm nhìn trần thuật)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết gia đình bé mọn (dạ ngân) và tiền đinh (đoàn lê) (Trang 82 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Ngôi kể (Điểm nhìn trần thuật)

Trong lý thuyết tự sự học, người kể chuyện còn gọi là “người trần thuật”, “là kẻ được sáng tạo ra để mang lời kể. Và hành vi trần thuật là hành vi của

người trần thuật đó mà sản phẩm là văn bản tự sự” [37, tr.17]. Trạng thái

xuất hiện của người kể chuyện trong tác phẩm là chủ ý nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề người kể chuyện và “điểm nhìn” thường được xem xét trong mối quan hệ với lịch sử, tác giả, thế giới được miêu tả với những tương tác và khoảng cách nhất định. Lý thuyết tự sự cũng coi kể chuyện theo ngôi thứ nhất và kể chuyện theo ngôi thứ ba là hai phương thức trần thuật cơ bản. Tuy nhiên, hai loại hình trần thuật này có sự vận động, biến đổi theo lịch sử thể loại nói chung và trong văn xuôi Việt Nam nói riêng. Nếu như trước đây, trần thuật từ ngôi thứ ba với người kể chuyện toàn tri là phổ biến thì trong văn học đương đại có xu hướng người kể chuyện ở ngôi thứ ba mang sắc thái mới và người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xuất hiện với tần xuất lớn và ngôi kể có sự thay đổi linh hoạt theo điểm nhìn.

Điểm nhìn nghệ thuật được xác định là: “Vị trí từ đó người trần thuật nhìn

điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống. Sự thay đổi của nghệ thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” [8, tr.113].

Vì vậy, trong văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng, nhà văn đương đại không ngừng nỗ lực tạo ra điểm nhìn trần thuật đa dạng, sáng tạo. Từ đó có thể chuyển tải đến độc giả một cách nhìn về cuộc sống và con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết gia đình bé mọn (dạ ngân) và tiền đinh (đoàn lê) (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)