5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội
Ngân Sơn là huyện có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao chiếm 61,83%, các hộ nghèo chủ yếu là các hộ sống tại khu vực nông thôn, đời sống của người dân khu vực nông thôn đặc biệt là người nghèo còn rất khó khăn, thiếu thốn về các nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống như: nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, dịch vụ tiếp cận thông tin. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, nên vấn đề giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động gặp nhiều khó khăn, nhất là việc làm cho lao động lúc nông nhàn. Kết cấu hạ tầng các xã và thôn còn nhiều hạn chế, mức độ tiếp cận với các dịch vụ như chất lượng nhà ở, hố xí hợp vệ sinh.
Tổng số người trong tuổi lao động khoảng 19.500 người, chiếm 64% dân số, ngành nghề và việc làm chính của huyện; hiện tại lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn khoảng 78%; tỷ lệ lao động Công nghiệp - xây dựng chiếm 1,13%; lao động trong khu vực, thương mại - dịch vụ chiếm 14,91%.Thu nhập bình quân đầu người 14,55triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khoảng 30%; Trình độ dân trí không đồng đều giữa vùng cao và vùng thấp, địa hình phức tạp chủ yếu là núi đá và đồi; phương thức sản xuất còn lạc
hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và khai thác tiềm năng nông nghiệp của huyện.
Việc làm của người dân chủ yêu là nghề nông nghiệp, quĩ đất sản xuất hạn hẹp, mức thu nhập của người dân thấp, kết quả tạo công ăn việc làm của người dân còn nhiều hạn chế, các vụ nông nhàn người dân thiếu việc làm, không có thu nhập thêm.
Việc kết nối thị trường, tiêu thụ sản phầm cho người dân chưa có.