5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Thực trạng chính sách, quy định của pháp luật và quy trình quản lý
a.Các chính sách, quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014, Luật Đấu thầu 2013 và Luật NSNN 201 và các văn bản hướng dẫn đã tạo nên một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, ngày càng hoàn thiện, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý các hoạt động đầu tư XDCB từ NSNN.
Luật Xây dựng được sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư có cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng, qua đó đã huy động được một lượng lớn nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển; đồng thời là công cụ hữu hiệu để các cơ quan nhà nước thực hiện quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng theo đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của đất nước.
Một bước đột phá liên quan đến QLNN về đầu tư XDCB bằng NSNN đó là Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Đây được coi là một trong những văn bản pháp lý quan trọng nhất trong việc thể chế hóa đầu tư công, tạo điều kiện cho việc tiến hành tái cơ cấu đầu tư công theo hướng thắt chặt kỷ luật trong quản lý và giám sát đầu tư công, nâng cao hiệu quả, tránh được thất thoát, lãng phí.
Việc ban hành các chính sách dưới dạng chỉ thị, nghị quyết, quyết định liên quan đến đầu tư công, đầu tư XDCB sử dụng NSNN cũng đã được tiến hành rất kịp thời và liên tục. Thủ tướng Chính phủ ban hành một loạt chỉ thị đã góp phần quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư XDCB như: chỉ thị số 1792/CT- TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ; chỉ thị số 32/CT-TTg năm 2012 về việc loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư; Chỉ thị 27/CT-TTg năm 2012 về giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB; Chỉ thị số 14/CT-TTg/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg về việc tăng thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; (ii) Ban hành và thực thi chính sách pháp luật; (iii) Kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản; (iv) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản….
b. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Hình 3.2: Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
(Nguồn: Ban Tài chính huyện Ngân Sơn)
NHÀ NƯỚC CHỦ ĐẦU TƯ/BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC KẠN KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN NGÂN SƠN SỞ TÀI CHÍNH
TỈNH BẮC KẠN
BAN TÀI CHÍNH HUYỆN NGÂN SƠN
Bộ máy quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án.
Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án là chủ sở hữu hoặc là người được Nhà nước uỷ quyền quản lý sử dụng vốn nhà nước để thực hiện dự án công trình. Chủ đầu tư có thể trực tiếp quản lý hoặc lập ban quản lý dự án để giúp chủ đầu tư thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu tư và chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư. Hoạt động của chủ đầu tư có hai đặc điểm đan xen nhau:
Thứ nhất, phải tuân thủ chỉ đạo, kế hoạch công tác của cấp trên (cụ thể là cấp quyết định đầu tư) về quản lý dự án, phê duyệt, triển khai, hoàn thành, quyết toán… đây là công việc mang tính hành chính nhà nước;
Thứ hai, phải quản lý dự án thông qua hợp đồng xây dựng (hợp đồngkinh tế) với doanh nghiệp xây dựng hoặc tư vấn xây dựng. Đây lại là công việc mang tính thị trường, phải đàm phán thoả thuận, thống nhất và chỉ được thực hiện khi bảo đảm hài hoà lợi ích.