Tăng cường tổ chức thựchiện kếhoạch vốnđầu tưXDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 84)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Tăng cường tổ chức thựchiện kếhoạch vốnđầu tưXDCB

4.2.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý, sử sụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

* Đối với các cơ quan Nhà nước quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước:

Thứ nhất, rà lại chức năng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của ba hệ thống cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Kho bạc nhà nước để phân định chức năng rõ ràng hơn. Kế hoạch đầu tư và Tài chính là hai cơ quan chuyên môn ở cấp huyện đã sát nhập vào nhau. Ở tỉnh và Trung ương vẫn tồn tại nhưng cần xác định cụ thể để tránh trùng lặp, chồng chéo và bỏ sót.

Thứ hai, cần triển khai phân cấp mạnh và phân công hợp lý trong quản lý đầu tư XDCB; Trung ương phân cấp cho tỉnh, tỉnh phân cấp cho huyện, huyện phân cấp cho xã. Bảo đảm tính tự chủ và nâng cao năng lực sáng tạo cấp dưới. Cấp nào đảm nhiệm vai trò cấp đó, trung ương không làm thay các công việc của tỉnh, tỉnh không làm thay các công việc của huyện, huyện không làm thay các công việc của xã… Việc phân cấp chú ý các yêu cầu quan trọng đó là: Phân cấp phải đồng bộ bộ máy trước hết là cơ quan UBND thực hiện phân cấp cho cấp dưới. Theo đó, cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính và Kho bạc nhà nước triển khai ra cấp dưới của mình.Việc phân cấp phải đi với phân quyền và phân tiền để có điều kiện thực hiện các công việc một cách chủ động

tế… ảnh hưởng đến nhiệm vụ phân cấp).Bên cạnh đó phân cấp phải chú ý đến nâng cao trình độ, tập huấn hướng dẫn cấp dưới và tăng cường kiểm tra, chỉ đạo… là những điều kiện rất quan trọng mới có thể quản lý hiệu quả vốn đầu tư XDCB.

Thứ ba, triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính theo đề án của chính phủ, nhưng không nên quá máy móc cứng nhắc. Cải cách hành chính phải đi đôi với nâng cao chất lượng cán bộ (gốc vấn đề) và phải gắn với áp dụng hiện đại hoá công nghệ thông tin trong quản lý vốn đầu tư XDCB. Cải cách hành chính trong quản lý vốn đầu tư XDCB là một trong những trọng tâm của cải cách nền hành chính quốc gia.

* Đối với nhóm trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là chủ đầu tư, ban quản lý dự án:

Thứ nhất, khẩn trương sắp xếp lại bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB. Do việc phân bổ vốn đầu tư có tính chất phân tán, dàn trải lâu nay, mặt khác lại chưa quan niệm quản lý XDCB là một nghề nên tình trạng số ban quá nhiều và ai cũng có thể làm được ban quản lý nên vấn đề đặt ra là cần khẩn trương kiện toàn sắp xếp lại.

Thứ hai, tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực quản lý, trình độ của các chức danh trong ban (lãnh đạo ban, kế toán, kỷ thuật, kế hoạch…). Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, một mặt tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, định mức tiêu chuẩn quản lý dự án cho phù hợp thực tế, có căn cứ khoa học, đồng bộ, ổn định và có tính khả thi cao. Mặt khác biên soạn lại một số giáo trình quản lý dự án phù hợp với điều kiện nước ta (hiện nay giáo trình quản lý dự án còn quá ít và không phù hợp thực tế) làm tài liệu cho nghiên cứu, học tập và áp dụng.

Thứ ba, tăng cường kỷ cương phép nước trong quản lý dự án nhưng phải linh hoạt trong chỉ đạo điều hành.

4.2.2.2. Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Thứ nhất, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch khu kinh tế… xây dựng cơ cấu kinh tế tiến bộ, tối ưu để làm cơ sơ cho cơ cấu đầu tư và sử dụng các nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nền kinh tế tỉnh nói chung và huyện Ngân Sơn nói riêng đang tìm được hướng đi lên thuận lợi, Chính phủ và các bộ ngành đã có nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện cho huyện có những bước tiến quan trọng, các nhà đầu tư lớn đã tìm đến để tìm kiếm cơ hội hợp tác làm ăn. Điều đó đòi hỏi huyện phải có các quy hoạch bổ sung cho phù hợp với tình hình. Quy hoạch đó phải được duyệt để trở thành văn bản pháp quy để mở đường cho các nhà làm ăn đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế xã hội.

Thứ hai, xây dựng chính sách và biện pháp rất linh hoạt và hấp dẫn trong thu hút đầu tư, thực hiện quản lý, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để giải quyết những yêu cầu rất lớn về vốn trong một vài năm tới.

Thứ ba, hạn chế chuyển vốn không thực hiện được năm nay sang năm sau một cách tràn lan, hạn chế vay tồn ngân và ứng vốn khi chưa cần thiết và khi tồn quỹ NSNN cấp huyện còn nhiều. Trong những năm qua, việc chuyển vốn không thực hiện được của vốn đầu tư ngân sách huyện hàng năm sang năm sau tràn lan đã tạo một thói quen không tốt cho các chủ thể trong quản lý vốn đầu tư XDCB tạo tâm lý ỷ lại không quyết tâm trong chỉ đạo kế hoạch năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 82 - 84)