5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án sử dụng vốnđầu tư
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đứng trước một sứ mệnh vô cùng nặng nề là vừa phải thanh tra lại ngay chính cơ chế vừa mới ban hành vừa phải kiểm tra giám sát quá trình thực hiện. Từ các nghiên cứu trên một số nội dung cần hoàn thiện công tác thanh kiểm tra, giám sát cần tập trung như sau:
Thứ nhất, đặt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát là một trụ cột quan trọng trong việc chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Về phía các đơn vị liên quan và xã hội hết sức tạo điều kiện cho cơ quan kiểm tra, giám sát như cung cấp thông tin, tài liệu, hết sức cầu thị và sẵn sàng hợp tác. Giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong cơ quan đơn vị và tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian và lực lượng cho công tác thanh tra, giám sát cộng đồng (phải đưa vào kế hoạch và dự toán năm hoặc công trình). Mặt khác phải tự đề phòng, ngăn ngừa những sai phạm ngay trong lĩnh vực đầu tư tại đơn vị, tổ chức của mình.Thường xuyên có chế độ tự kiểm tra, đánh giá quá trình và tự hoàn thiện chấp hành pháp luật và chế độ quản lý vốn đầu tư XDCB một cách có nề nếp.
Về phía cơ quan có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý vốn đầu tư XDCB phải có kế hoạch và phối hợp lẫn nhau tránh trùng lặp và chồng chéo gây cản trở trong hoạt động xây dựng. Thanh tra ngành xây dựng phải chịu sự chỉ đạo của thanh tra nhà nước về công tác, tổ chức và nghiệp vụ.Thường xuyên học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực và phẩm chất để luôn bảo đảm tiếng nói thanh tra là của phát luật và của nhân dân. Phối hợp với các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN để lấy thông tin và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, các cơ quan này là là một mắt xích
quan trọng trong kiểm tra giám sát quản lý vốn đầu tư XDCB. Kết hợp hài hoà giữa lý trí, quyền lực, năng lực tổ chức để xử lý vấn đề khó khăn hiện nay là “hậu thanh tra, kiểm toán”.
Thứ hai, trên cơ sở quan điểm lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các ngành chức năng liên quan phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác xác định định mức, đơn giá trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hệ thống này vừa có vai trò làm căn cứ tính toán trong chi phí xây dựng khi thực hiện các dự án từ nguồn NSNN. Đồng thời làm căn cứ thước đo để kiểm tra, thanh tra, đánh giá nhất là khi xem xét chấp hành các kỷ luật về tổng mức, đấu thầu, hợp đồng, quyết toán. Đơn giá nhà nước là mức bình quân của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Các doanh nghiệp xây dựng phải lấy đó là giới hạn trên để tính toán các chi phí cho công trình (nếu quá sẽ bị lỗ). Đương nhiên giá cả này cũng như giá cả khác là con dao hai lưỡi, nếu xác định mức thấp hơn bình quân thị trường, các doanh nghiệp sẽ thiệt thòi, nếu xác định ở mức cao hơn nhà nước sẽ thiệt thòi. Vì vậy các nhà làm giá (ban đơn giá địa phương) phải luôn bám sát thực tế và phải có phương pháp khoa học, phản ánh một cách đầy đủ, trung thực, khách quan các loại giá cả trong lĩnh vực xây dựng. Như vậy chất lượng của hệ thống định mức đơn giá này góp phần quyết định chất lượng của công tác thanh tra, giám sát.
Thứ ba, định kỳ kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN và công khai các đánh giá nhằm có sự phân loại và có thái độ rõ ràng với chất lượng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB.
Đối với chủ đầu tư và ban quản lý dự án, công trình cần có đánh giá hàng năm thông qua kiểm tra giám sát theo các tiêu thức như tình trạng vi phạm các chế độ (chậm quyết toán, chậm thanh toán vốn, vi phạm hợp đồng…) nhằm phân loại, kiểm điểm trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị của đơn vị mặt khác có biện pháp xử lý khi các vi phạm quá nghiêm trọng và có hệ thống.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần có kiểm tra đánh giá định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật, cơ chế và cả giấy phép hành nghề lẫn chất lượng, năng lực thực tế vì số được cấp phép gần đây quá ồ ạt, một số doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động (thậm chí chỉ tham gia đấu thầu nhưng không bao giờ trúng thầu chỉ ăn chia theo kiểu quân xanh). Loại trừ những doanh nghiệp không đủ năng lực điều kiện ra khỏi danh sách và công bố rộng rãi cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư biết để thực hiện.Mặt khác kiểm toán thì nên có một chương trình kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp để đưa công bố các kếtquả hoạt động của từng doang nghiệp. Thiết lập trang Web đấu thầu của địa phương để công bố những thông tin đấu thầu và những doanh nghiệp không đủ điều kiện, vi phạm, những công trình kém chất lượng, mỹ thuật và đồng thời đưa tin những doanh nghiệp làm ăn tốt, có thương hiệu và uy tín cao. Bảo đảm có một môi trường bình đẳng, nghiêm túc trong đó các doanh nghiệp tự do cạnh tranh lành mạnh và sáng tạo để phát triển.
Thứ tư, tăng cường giám sát cộng đồng để phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Giám sát cộng đồng là một ưu việt của chế độ ta nhất là khi ý thức chấp hành luật của các đối tác theo hợp đồng còn nhiều yếu kém do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Giám sát cộng đồng cũng là một hình thức phát huy dân chủ của cơ sở nơi dự án, công trình đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Mỗi khi chất lượng công trình tốt, bảo đảm các chỉ tiêu tiến độ, dự toán, môi trường…thì dân sẽ tin, khi dân đã tin thì các vấn đề đất đai và giải phóng mặt bằng, tiềm lực vốn trong dân do tiết kiệm và phát huy nội lực sẽ được giải quyết. Sau khi hoàn thành công trình sẽ được dân bảo vệ và việc khai thác sử dụng sẽ có hiệu quả, tuổi thọ công trình sẽ được kéo dài, đây là một truyền thống rất quý mà lĩnh vực nào cũng cần phát huy sức dân. Tuy vậy công tác giám sát này kinh phí chưa được bảo đảm thanh toán trong giá thành xây dựng (ngoại trừ chương
trình 135 và 106) mặc dù đã có chủ trương của Nhà nước nên các ngành cần nghiên cứu để bổ sung vào trong các dự toán công trình của ngành mình.