5. Bố cục của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
a.Nguyên nhân chủ quan
- Do thói quen và tâm lý trong quản lý đã thích nghi với quản lý các dự án nhỏ và vừa, nên hiện nay đã tìm được các dự án lớn và hướng đi cho nền kinh tế của huyện lại gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện. Đó là việc trình tự, cách thức lập, duyệt dự án; lựa chọn công nghệ và chỉ tiêu tính toán hiệu quả; kêu gọi đầu tư vốn; giải phóng mặt bằng; xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào… Các vấn đề trên cần được tháo gỡ kịp thời để mở đường cho việc triển khai một loạt dự án lớn đã được khởi động, trong đó vốn đầu tư XDCB từ NSNN có vai trò làm hạ tầng ban đầu, xúc tác và thu hút, kích thích các nguồn vốn khác.
- Các công trình giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư nhưng năng lực quản lý dự án hạn chế, trình tự thủ tục đầu tư do các cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện, công tác quản lý đều thuê tư vấn, UBND xã làm chủ đầu tư ủy thác bằng hợp đồng cho ban quản lý xây dựng chuyên ngành huyện thực hiện quản lý dự án.
- Năm tài khóa ngân sách của khoản viện trợ không thống nhất với năm ngân sách, do đó khó khăn việc tổ chức thực hiện, giải ngân thanh toán vốn địa phương theo các văn bản hướng dẫn hiện hành trong năm ngân sách.
- Thời gian từ khi nhận được thông báo vốn đến khi bố trí vốn cho các chủ đầu tư là hai tháng, trong khi quy trình, thủ tục đầu tư đối với một số dự án cần khoảng thời gian nhất định, do vậy tạo áp lực hoàn thành tiến độ dự án, tiến độ giải ngân thanh toán vốn.
- Cơ chế quản lý vốn đầu tư XDCB thay đổi thường xuyên, ban hành quá nhiều, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Việc quản lý vốn đầu tư XDCB đối mới theo xu hướng nới lỏng quản lý đầu vào nhưng lại chưa tìm được tiêu chí, phương pháp quản lý có hiệu quả đầu ra.
Chương 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGÂN SƠN ĐẾN NĂM 2020
4.1. Quan điểm, phương hướng và mục tiêu quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn