Đối với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.3.3. Đối với UBND huyện và các ngành chức năng của huyện

- Đề nghị UBND huyện chỉ đạo các ban ngành chức năng thuộc huyện, hàng năm tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức về quản lý đầu tư XDCB cho đôi ngũ công chức từ huyện đến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý Nhà nước trên từng lĩnh vực liên quan đến quản lý đầu tư, nhất là đối với đội ngũ cán bộ xã, thị trấn.

- Hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của huyện đến năm 2030 và tầm nhìn 2050;

- Hoàn thiện năng lực quản lý thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án; - Đổi mới và tăng cường năng lực tổ chức quản lý thực hiện triển khai dự án đầu tư sao cho phù hợp các văn bản của Nhà nước Trung ương vừa phù hợp với điều kiện của huyện.

- Tăng cường việc áp dụng chặt chẽ các chính sách tài chính, tiền tệ đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của huyện.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước và các quy định của Uỷ ban nhân dân huyện.

KẾT LUẬN

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển kinh tế- xã hộicủa cả nước cũng như từng địa phương, đặc biệt trong điều kiện vốn hạn hẹp. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Do có vai trò quan trọng như vậy nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú trọng đặc biệt. Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành từ việc: ban hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý,

xây dựng quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn. Luận văn “Tăng

cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạnđã đi sâu phân tích thực trạng và đạt được kết quả chủ yếu:

Một là, hệ thống cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, cơ sở thực tiễn được nghiên cứu từ bài học kinhnghiệm của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định và các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc; tác giả đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm có ý nghĩa và có thể vận dụng cho huyện Ngân Sơn, đặc biệt là phương hướng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.

Hai là, phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn từ các khâu lập và phân bổ kế hoạch, thực hiện,thanh quyết toán qua các năm 2015-2017, đồng thời tác giả đánh giá kết quả đạt được như:công tác lập dự án và danh mục dự án phù hợp với quy hoạch và chủ trương đầu tư; cấp ngân sách của tỉnh, huyện, xã đều dành cho đầu tư XDCB với chức trách nhiệm vụ được giap; công tác phân cấp trong xét duyệt, quyết định đầu tư được mở rộng hơn, tính chủ động

hoạch vốn hàng năm được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình theo luật pháp quy định, kiểm soát thanh toán vốn, quản lý điều hành nguồn vốn được cải tiến khá nhiều và thực hiện đúng quy trình, chế độ, chặt chẽ, ý thức trách nhiệm cao.

Tuy nhiên công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn còn tồn tại hạn chế như là: tình hình triển khai thực hiện, thủ tục trình tự tại các cấp cơ sở còn chậm, kế hoạch vốn một số công trình chưa giải ngân hết trong khi còn nợ xây dựng cơ bản, công tác lựa chọn nhà thầu chưa đúng quy định, công tác quản lý chất lượng chưa chú trọng, công tác nghiệm thu thanh toán còn sai phạm về khối lượng, một số công tác chưa thực hiện và thiếu hồ sơ pháp lý, còn công trình chưa phê duyệt, thẩm tra dự án hoàn thành.

Tác giả phân tích và đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn như chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư XDCB; Chính sách kinh tế; Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư XDCB; Năng lực nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Trong đó yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là chất lượng công tác quy hoạch trong đầu tư XDCB, bởi có quy hoạch đúng, đủ, đảm bảo thời gian, nguồn vốn thì dự án đầu tư XDCB mới có hiệu quả cho sự phát triển KT-XH huyện Ngân Sơn.

Ba là, đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn dựa trên thực trạng, những quan điểm, phương hướng và mục tiêu trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Đối với các giải pháp đưa ra, để tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn rất cần coi trọng giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn.Tác giả đưa ra các kiến nghị hỗ trợ để các giải pháp có tính khả thi như kiến nghị đối

với Nhà nước, UBND tỉnh và cơ quan chức năng tỉnh, UBND huyện và cơ quan chức năng huyện.

Trong thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả không thể tránh khỏi được thiếu sót, khiếm khuyết. Tác giả rất mong muốn nhận được những nhận xét, góp ý từ các thầy cô giáo, đặc biệt chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của đề tài để sửa đổi, hoàn thiện để đề tài có những ý nghĩa thực tiễn, có thể ứng dụng nhằm góp phần quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn ngày một chất lượng, hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 Quy

định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 Quy định

về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

3. Bộ Tài chính chính (2011), Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013

Hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

4. Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (2007), Cân đối ngân sách nhà nước Việt Nam

trong nền kinh tế thị trường, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Ngô Thị Thu Hà (2013), Những thuận lợi và khó khăn qua gần 10 năm phân

cấp ngân sách xã, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 138, tr. 26-27.

6. Học viện tài chính (2007), Giáo trình quản lý tài chính công, Nxb Tài chính

7. Lê Quang Hưng (2005), Giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ KBNN, Nhà xuất

bản Tài chính Hà Nội

8. Tăng Văn Khiên, Nguyễn Văn Trãi (2005), Phương pháp tính hiệu quả đầu tư,

Nxb Thống kê, Hà Nội.

9. Lê Chi Mai (2011), Giáo trình Quản lý chi tiêu công, Nhà xuất bản Chính

Trị Quốc gia.

10. Nghị định số 136/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31/12/2015 về

hướng dẫn thi hành một số điều luật đầu tư công

11. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí

đầu tư xây dựng.

12. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ về quy định chi

tiết hợp đồng xây dựng.

13. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12/5/2015 về quản

lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm

15. Quốc Hội (2014), Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014

16. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015

17. Lê Hùng Sơn - Lê Văn Hưng (2003), Giáo trình Ngân sách nhà nước,

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

18. Thông tư 18/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 30/6/2016 về quy định chi

tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình

19. Thông tư 40/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 113/2016/TT-

BTC hướng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi NSNN qua KBNN, Bộ Tài chính ban hàng ngày 01/3/2016.

20. Thông tư số 05/2014/TT-BTC, Bộ tài chính ngày 06/01/2014, quy định về quản

lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn NSNN và vốn Trái phiếu chính phủ.

21. Thông tư số 05/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016 về hướng dẫn

xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

22. Thông tư số 06/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 10/3/2016 về hướng dẫn

xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

23. Thông tư số 07/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 10/3/2016 về hướng dẫn

điều chỉnh giá hợp đồng.

24. Thông tư số 09/2016/TT-BTC, Bộ tài chính ngày 18/01/2016, quy định về quyết

toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

25. Thông tư số 19/2011/TT-BTC, Bộ tài chính ngày 14/2/201, quy định về quyết

toán hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

26. Thông tư số 28/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính ngày 24/2/2012, quy định về quản

lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.

27. Thông tư số 86/2011/TT-BTC, Bộ Tài chính, ngày 17/6/2011, quy định về quản

28. Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Kinh tế khu vực công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phan Đình Tý (2008), Đề tài NCKH “Hoàn thiện công tác quản lý vốn

đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”

30. http://thanhphodanang.gov.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN NGÂN SƠN

Xin chào Anh/chị!

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, vì thế, tôi thực hiện khảo sát này để đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho đề tài này và được giữ bí mật riêng. Xin trân trọng cám ơn Anh/chị!

Phần 1: Thông tin cá nhân

1. Anh/Chị vui lòng cho biết thêm thông tin của anh/chị:

Giới tính của Anh/Chị? Nam Nữ

2. Anh/Chị nằm trong độ tuổi nào?

Dưới 35 35-45 Trên 45

3. Kinh nghiệm làm việc Anh/Chị là bao nhiêu?

Dưới 2 năm 2-5 năm 5-10 năm trên 10 năm

4. Vị trí làm việc hiện nay của Anh/Chị?

Lãnh đạo phòng/ban Nhân viên KBNN

Phần 2: Nội dung Phỏng vấn

1.Anh/chị hãy đánh giá năng lực nhà thầu khi thực hiện dự án XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn?

Năng lực về vốn tốt

Năng lực cán bộ thi công tốt Ý thức chấp hành pháp luật

2.Anh/chị đánh giá công tác quản lý vốn XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn theo tiêu chí sau đây?

Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn theo mức độ sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến

Tiêu chí Đánh giá Mức điểm 1 2 3 4 5 Công tác lập

dự toánvốn XDCB từ NSNN

Lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và tỉnh đề ra

Căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN Các xã trong huyện đều có kế hoạch về vốn XDCB từ NSNN Công tác chấp hành dự toán vốn XDCB từ NSNN Việc chấp hành vốn XDCB từ ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu của Luật NSNN

Đảm bảo tính công khai, minh bạch Quy trình và thủ tục thực hiện công tác chấp hành đều tinh giản theo hướng đáp ứng nhu cầu vốn XDCB thực tế cho địa bàn

Cơ quan QLNN trên địa bàn huyện có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho nhu cầu sử dụng vốn XDCB từ NSNN

Công tác quyết toán vốn XDCB từ NSNN

Quy trình quyết toán được xây dựng hoàn thiện hợp lý với điều kiện áp dụng tại các xã

Quy trình phù hợp với cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng vốn XDCB từ NSNN

Trình tự thực hiện công việc chặt chẽ Các cán bộ thực hiện quyết toán chi NS đều tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý vốn XDCB từ

NSNN

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện định kỳ hàng năm

Cán bộ làm công tác thanh tra vô tư, liêm khiết

Trình tự thanh tra tuân thủ theo quy định của pháp luật và nhà nước

Ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm trong quản lý vốn XDCB từ NSNN

PHỤ LỤC 2

PHIẾU KHẢO SÁT NHÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Xin chào Ông/ Bà!

Hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đánh giá về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, vì thế, tôi thực hiện khảo sát này để đánh giá một cách khách quan nhất về thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Ngân Sơn. Kết quả nghiên cứu chỉ sử dụng cho đề tài này và được giữ bí mật riêng. Tôi rất mong muốn Ông/ Bà sẽ đưa ra các ý kiến khách quan để có thể hỗ trợ tốt nhất cho tôi trong nghiên cứu này.

Phần 1: Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:...

2. Đối tượng phỏng vấn:  Cán bộ quản lý Cán bộ nghiệp vụ

3 Tuổi:...4. Giới tính (Nam ghi 1, nữ ghi 0).

5. Trình độ văn hoá:...6.Trình độ chuyên môn:...

Phần 2: Nội dung khảo sát

1.Ông/Bà đánh giá chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch trong đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn?(Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1-4)

□ Thời điểm lập kế hoạch hợp lý □ Phê duyệt kế hoạch kịp thời

□ Thời gian và tiến độ đầu tư XDCB thể hiện chi tiết, cụ thể □ Nguồn nhân lực đảm bảo cho đầu tư XDCB

2. Ông/Bà đánh giá chất lượng năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý vốn XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn?(Chọn nhiều phương án)

□ Cán bộ quản lý hiểu rõ quy định của pháp luật □ Năng lực giám sát tốt

□ Cán bộ có đạo đức nghề nghiệp tốt

3. Đánh giá của Ông/bà về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Ngân Sơn theo các tiêu chí sau đây?

Vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của Ông/bà theo mức độ sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Bình thường 3. Không ý kiến

4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý.

Tiêu chí Đánh giá 1 2 3 4 5 Mức điểm

Công tác lập dự toánvốn XDCB

từ NSNN

Được biết công tác lập dự toán theo kế hoạch phát triển KT-XH của huyện và tỉnh đề ra

Được biết lập dự toán căn cứ trên nguyên tắc của Luật NSNN

Được biết các kế hoạch về chi vốn XDCB từ NSNN qua cấp xã, huyện

Công tác chấp hành dự toán vốn XDCB từ

NSNN

Được biết chấp hành ngân sách nhà nước đảm bảo yêu cầu của Luật NSNN trong cuộc họp tại xã, huyện

Đảm bảo tính công khai, minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 97 - 108)