Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 70)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Chính sách kinh tế

Để giải quyết thực trạng chung, nhằm phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, tiếp thêm động lực, mang lại cơ hội mới để đồng bào vùng cao có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững, cuối năm 2016, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành (tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016) với mục tiêu cụ thể góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ 3% đến 4%/năm. Nguyên tắc thực hiện là hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn.Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích. Huyện Ngân Sơn có 6 xã thuộc diện này, bao gồm Cốc Đán, Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang, Trung Hòa, Lãng Ngâm.

Theo Đề án triển khai của tỉnh Bắc Kạn (được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 1443/QĐ-UBND ngày 19/9/2017),tỉnh sẽ từng bước giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

Thực hiện Đề án, tỉnh Bắc Kạn phấn đấugiảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng dân

tộc thiểu số và miền núi, ở vùng đặc biệt khó khăn từ 1,5 - 2,5%/năm; giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo sống

phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn có phương án sản xuất vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

Đề án nêu rõ mức hỗ trợ đất sản xuất gồm: Ngân sách hỗ trợ tối đa 15 triệu

đồng/hộ. Đối với hỗ trợ nước sinh hoạt,mức hỗ trợ cho từng hộ dân không vượt

quá 1,5 triệu đồng/hộ. Đối với vay tín dụng ưu đãi,mức cho vay không vượt quá

mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ; thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ. Đối tượng được vay theo Đề án không phải dùng tài sản để đảm bảo tiền vay, được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn...

Với chính sách kinh tế như vậy thúc đẩy cho kinh tế huyện Ngân Sơn thêm động lực trong quá trình giảm nghèo, hỗ trợ người dân tham gia sản xuất, tăng thêm thu nhập, từ đó thu hút được các dự án, công trình XDCB cho người dân huyện thêm phần bớt khó khăn, kinh tế huyện có phát triển vững mạnh thì XDCB mới dễ dàng thực hiện đặc biệt ngân sách huyện giao có nguồn chi đảm bảo cho dự án, công trình đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)