5. Bố cục của luận văn
4.2.5. Hoàn thiện thanh toán, quyết toánvốn đầutư XDCB
Để hoàn thiện quản lý kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN có các giải pháp, các giải pháp này tập trung vào ba vấn đề lớn. Đó là nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ, tăng cường phối hợp giữa các khâu, các bộ phận trong và ngoài ngành và cải cách hành chính trong công tác thanh toán vốn đầu tư.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ thể hiện ở các tiêu chí giải ngân nhanh, kịp thời, không để tồn đọng hồ sơ, đúng chế độ, bảo đảm liên hoàn và thuận tiện ở cả ba khâu: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát thanh toán đúng chế độ và thanh toán, chuyển tiền nhanh, an toàn cho đơn vị thụ hưởng: Các biện pháp cụ thể là phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ khoa học, minh bạch và công khai, xác định trách nhiệm rõ ràng trong nhận thức của cán bộ và đơn vị trong kiểm soát và luân chuyển chứng từ; Đối với thanh toán chuyển tiền cần nâng cao chất lượng chương trình thanh toán điện tử, ứng dụng công nghệ tin học để rút ngắn thời gian hạch toán và chuyển tiền.
Nâng cao chất lượng cán bộ để đảm bảo kiểm soát thanh toán chính xác, an toàn, tiết kiệm cho NSNN. Xử lý những tồn tại khách quan như tính thời vụ trong thanh toán vốn đầu tư hàng năm (25% lượng vốn đầu tư XDCB được thanh toán trong tháng 1 hàng năm…); xử lý nhanh và chính xác trong báo cáo, hạch toán kế toán, thông tin điều hành ngân sách bằng các biện pháp tổng hợp như chấm điểm nghiệp vụ hàng tháng A, B, C (gắn với thi đua và khuyến khích vật chất, thu nhập); xây dựng phong trào thi đua gắn chất lượng chuyên môn với công tác đoàn thể; tổ chức thi nghiệp vụ hàng năm sau mỗi kỳ tập huấn; tổ chức viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và báo cáo chuyên đề công tác hàng năm. Xây dựng các chương trình nghiệp vụ có gắn với đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất (nhất là hiện đại hóa công nghệ thông tin), tổ chức về con người hợp
lý. Sử dụng cán bộ trẻ và có năng lực trình độ cho những vị trí điều hành quản lý nghiệp vụ.
Thứ hai, tăng cường phối hợp giữa các khâu, bộ phận trong hệ thống. Để quản lý tốt vốn đầu tư NSNN, đây là một vấn đề quan trọng vì một dự án đầu tư nào cũng qua rất nhiều khâu quản lý. Muốn có được sự thống nhất cao phải có sự rõ ràng trong phân công nhiệm vụ và chặt chẽ, hợp lý trong phối hợp, điều hành. Biện pháp này yêu cầu cán bộ quản lý thanh toán vốn đầu tư XDCB phải hiểu quy trình, vị trí của công việc mình đang làm lại vừa phải có ý thức trách nhiệm cao. Vì vậy để đạt mục tiêu, yêu cầu phối hợp cần phải:
- Nhận dạng nguồn gốc và tính chất vốn đầu tư XDCB (XDCB tập trung, CTMT, ODA, TPCP, ngân sách xã…) để có phương pháp kiểm soát thanh toán thích hợp (hồ sơ chứng từ như thế nào, luân chuyển chứng từ qua những bộ phận nào, nghiệp vụ quản lý như thế nào….)
- Xây dựng quy chế phân công phối hợp chi tiết cụ thể, chặt chẽ theo quy trình quản lý vốn, khách quan, khoa học, thuận tiện
- Triển khai chương trình hành động theo một kế hoạch công tác chung của đơn vị, có phân chia thời gian và phân việc cho từng bộ phận, từng người theo một quy trình nghiêm ngặt.
Đối với phối hợp ngoài ngành, cầu nối quan trọng nhất là trao đổi thông tin bao gồm các thông tin yêu cầu chỉ đạo, phối hợp của các ngành các cấp và thông tin thực hiện của KBNN. Do vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB có nhiều phức tạp nên các thông tin cần được cập nhật và xử lý kịp thời những vướng mắc. Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN các cơ quan liên quan như cơ quan Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Kho bạc cần phải giao ban hàng tháng để giải quyết các vấn đề mới phát sinh.
quản lý thanh toán vốn vừa là khách hàng được phục vụ nên luôn đặt ra nhiều yêu cầu về phối hợp. Biện pháp tăng cường là phải thường xuyên cập nhật chế độ chính sách (tập huấn, công văn hướng dẫn..) cho chủ đầu tư để họ thực hiện đúng. Mặt khác yêu cầu chủ đầu tư báo cáo đầy đủ và làm tốt các hồ sơ thanh toán.Ngược lại chủ đầu tư có quyền yêu cầu Kho bạc về chất lượng phục vụ, đánh giá cụ thể các tác nghiệp và ứng xử của Kho bạc nhà nước nơi mình giao dịch.Đây là mối quan hệ biện chứng cần phát huy để đạt được sự hoàn thiện trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Thứ ba, cải cách hành chính trong công tác thanh toán vốn đầu tư. Để đảm bảo sự hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB phải tiếp tục thực hiện chương trình cải cách hành chính trong lĩnh vực này, bao gồm những công việc chủ yếu sau: Áp dụng chương trình thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ cho công tác thanh toán vốn đầu tư nhanh, đúng, tiện ích và năng suất lao động cao hơn, giảm các thủ tục giấy tờ rườm rà không cần thiết; phân công lại cán bộ để bảo đảm một chủ đầu tư (ban quản lý dự án) đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu đến khi có kết quả cuối cùng có quy định thời gian cho từng giao dịch; công khai quy trình thanh toán vốnđầu tư rõ ràng, minh bạch, thuận tiện để khách hàng thực hiện và giám sát thực hiện; tổ chức lưu trữ hồ sơ khoa học, hợp lý bảo đảm tiện ích cho việc tra cứu và làm bằng chứng khi cần thiết; thực hiện luân phiên công việc và luân chuyển cán bộ theo quy định; thực hiện biệt phái cán bộ để xử lý những vấn đề tồn đọng cần giải quyết. Tiếp thu các ý kiến của chủ đầu tư và khách hàng qua hộp thư đối thoại tại phòng tiếp đón hoặc đối thoại trực tiếp… Mặt khác tiếp tục kiến nghị những vấn đề vượt quá thẩm quyền như biên chế, bộ máy, phụ cấp, cơ cấu cán bộ… nhằm cải cách hành chính không quá rập khuôn cứng nhắc mà uyển chuyển, phù hợp thực tế và có hiệu quả cao.