Tăng cường huy động vốnđầu tưXDCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)

5. Bố cục của luận văn

4.2.3. Tăng cường huy động vốnđầu tưXDCB

Trong thời gian tới, theo chủ trương của huyện, cần tập trung quyết toán và ưu tiên vốn để bố trí trả nợ cho công trình đã hoàn thành và công trình đã thực hiện quyết toán. Huy động và tận dụng tối đa nguồn vốn cho đầu tư XDCB.

Trong tham mưu bố trí kế hoạch vốn hằng năm phải ưu tiên bố trí vốn để xử lý nợ đọng XDCB, ưu tiên các công trình đã phê duyệt quyết toán đưa vào sử dụng và coi đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quy trình tổng

Tập trung vốn vào đầu tư những dự án có tầm quan trọng trước mắt, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tư.

Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh nhưng kênh có tính chất định hướng, quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội chính là kênh ngân sách nhà nước.Mà XDCB từ ngân sách bao gồm 3 nguồn là nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách địa phương và vốn từ các chương trình chính phủ.

Đặc điểm của nguồn vốn từ các chương trình chính phủ là do chính phủ phân tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đặc điểm thứ hai là vốn của trung ương nhưng được thực hiện ở địa phương, do đó phụ thuộc vào môi trường và quản lý của địa phương.Như thế nếu địa phương không có môi trường tốt để nguồn vốn này phát huy hiệu quả thì sẽ khó cho địa phương kêu gọi vốn về với mình.

Như vậy để đảm bảo huy động nguồn chương trình chính phủ huyện cần tạo điều kiện để nguồn vốn về với mình.Đó là chủ động lên kế hoạch các chương trình địa phương phù hợp với mục tiêu và khả năng đầu tư của chương trình chính phủ.

Bên cạnh đó huyện cần phải tạo điều kiện để thực hiện tốt các chương trình mụctiêu quốc gia.Từ lập kế hoạch, thực hiện đầu tư đến giải ngân vốn. Khi quy trình thực hiện các công trình thuộc nguồn vốn này trôi chảy thì các đợt vốn tiếp theo có nhiều cơ hội về với huyện hơn.

Ngoài ra nguồn vốn trong dân cư là nguồn tiềm năng tốt, nếu biết cách tận dụng, huy động tốt nguồn vốn này sẽ đạt kết quả tốt. UBND huyện cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã lập các làng nghề...Để làm được điều này UBND huyện cần tạo điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn đầu tư, giới thiệu đối tác... để thuận tiện cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề, đặc biệt những nơi có

ngành nghề truyền thống. Cần đa dạng hóa các hình thức, công cụ phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ,mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn (Trang 84 - 86)