Nỗi nhớ thương da diết dạt dào cảm xúc trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 53 - 55)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Nỗi nhớ thương da diết dạt dào cảm xúc trong tình yêu

Yêu là nhớ là thương là vấn vương chờ đợi, cho dù là một khoảng cách xa xôi, dù được nhìn thấy người ấy hằng ngày thì nỗi nhớ cũng đều mang lại những cung bậc tâm trạng cho những người đang yêu. Đơn giản là sự tồn tại xuất hiện của người ấy đối với ta là cả một niềm hạnh phúc, được bên cạnh người ấy là cả một niềm ấm áp bình yên. Khi đã yêu rồi thì nỗi nhớ ngày càng cồn cào da diết hơn mãnh liệt hơn bao giờ hết. Người ta thường nói càng xa càng nhớ, nỗi nhớ thường gắn liền với hai chữ khoảng cách. Trong tình yêu nỗi nhớ luôn tồn tại, chỉ cần không nhìn thấy nửa kia của mình trái tim sẽ cồn cào, khắc khoải. Thi sĩ Xuân Quỳnh đã từng viết: “Ôi con sóng nhớ bờ/ ngày đêm không ngủ được/ lòng em nhớ đến anh/ cả trong mơ còn thức” (Sóng - Xuân Quỳnh). Tiếp nối trạng thái đó, hai thi sĩ miền núi đã có những thể hiện riêng qua các bài thơ như:, Bung buồn, Sáng, Trái đất ngả nghiêng, Em

- cơn mưa rào ngọn lửa, Tóc...của Y Phương; Hoa Má Po, Xa em, Nhớ, Tìm trâu,

Nhớ về em...của Lò Ngân Sủn.

Y phương đã ví nỗi nhớ như được nung nấu, dữ dội đến nóng bỏng của người con trai mang bản năng yêu.

Ta nhớ em đến chín Ta nhớ em đến sống Ta quên mình đang thai Ta yêu em sớm mai Ta yêu em chiều tà Ta yêu em trùng điệp Yêu như giông tới tấp Ta xé thịt bắp đùi Ta dâng lên em yêu (- Y Phương)

Nỗi nhớ trong tình yêu của Y Phương dâng trào tràn ngập phủ kín lấp đầy mọi giác quan. Nỗi nhớ ấy triền miên theo không gian và thời gian: “Ngày ra suối nhớ em/ Gặp bông hoa nhớ em/ Nói chuyện với người con gái khác nào cũng nhớ em” (Em - cơn mưa rào ngọn lửa), cường độ nhớ thật là khủng khiếp, có thể thay đổi vạn vật tạo hóa: “Chỉ có một người nhớ một người/ Cũng đủ làm trái đất ngả nghiêng” (Trái đất ngả nghiêng).

Nỗi nhớ trong thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn được diễn tả hình ảnh hơn. Nỗi nhớ được cụ thể hóa với mức độ da diết, mãnh liệt hơn. Nỗi nhớ ấy lan tỏa khắp cơ thể và được thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên thét gào dữ dội, cuối cùng nỗi nhớ đó đã choán hết tất cả sự sống của loài người “Xa em/ Anh nhớ em chật cả bầu trời” (Xa em). Nhớ đến em tim nổi/ Nhắc đến nàng tim héo/ Càng cách xa càng nhớ/ Càng giấc ngủ càng mong..../ Mong nhiều nổi giông bão/ Nhắc đến em động trời (Nhớ).

Tình yêu trong thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn luôn gắn liền với nỗi nhớ cháy bỏng. Nỗi nhớ mang hương vị hơi thở của những con người vùng cao. Nó được diễn tả vô cùng độc đáo, đậm đà màu sắc dân tộc, tạo nên nét riêng trong thơ tình của các nhà thơ dân tộc thiểu số hiện đại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)