Giọng điệu xót xa, day dứt, trăn trở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 97 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Giọng điệu xót xa, day dứt, trăn trở

Từ sự rung động trong tình yêu cùng với sự thấu hiểu, cảm thông với những mối tình của những chàng trai, cô gái miền núi yêu nhau nhưng không đến được với nhau nên, giọng điệu trong thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn còn là giọng điệu xót day dứt, trăn trở, cho thân phận tình yêu tan vỡ chia ly. Giọng điệu này được thể hiện qua nỗi xót xa cho tình yêu đầu đời dang dở, cho bi kịch tình yêu bị phụ bạc, yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngoài ra, nó còn được cất lên khi các nhà thơ dân tộc thiểu số thể hiện tình yêu ngập tràn nỗi cô đơn, lâm vào bi kịch lỡ dở, đánh mất người mình yêu hay với cõi lòng trăn trở, băn khoăn về tình yêu: Gửi người vào chốn rừng sâu, Khúc quành, Sóng, Khúc chiều, Thưởng sống, Li biệt, Chiều mồ côi...của Y Phương; Tìm trâu, Không lấy được em, Khau Vai, Mỗi năm ta gặp nhau một lần, Câu chuyện tình trên dòng sông Mã...của Lò Ngân Sủn.

Giọng điệu xót xa day dứt của Y Phương, được gợi lên từ cảm xúc cá nhân chủ quan với những trăn trở u hoài trong tình yêu. Giọng điệu trong thơ tình yêu của ông, gợi lên nỗi buồn man mác, xa xăm như chính tình yêu của tác giả. Thơ ông có nỗi niềm xót xa, hối tiếc, hoài niệm. Y phương viết sâu sắc về quá khứ của người con gái. Mọi chuyện tưởng chừng đã nằm sâu trong ký ức, tất cả như đã trở thành xưa cũ, nhưng chỉ cần đôi lần gió thổi hiu hiu là trong lòng nhà thơ lại sống dậy những cảm xúc day dứt khôn nguôi: “Hiu hiu gió rồi/ Tôi lại nhớ người/ Tóc đuôi sam/ Vắt dài/..../ Con đường bỗng dưng quanh/ Bỗng dưng quành/ Bỗng dưng có mình trên núi vắng

Giọng điệu buồn đau, xót xa, thể hiện ở sự tan vỡ trong tình yêu. Khi đôi lứa yêu nhau không lấy được nhau, họ hẹn nhau vào buổi chợ thanh minh cùng nhau ôn lại kỷ niệm, kí ức xa xưa: “Từ đấy/ Em lấy chồng, anh cưới vợ/ Từ ấy/ Hằng năm chợ thanh minh/ Dù ốm/ Dù đau/ Cố lết mà đi gặp lại người tìn” (Y Phương)

Ông đau buồn trước tình yêu tan vỡ, mỗi lần nhớ là mỗi lần buốt nhói sâu thẳm nơi trái tim. Giọng điệu xót xa, day dứt, càng làm cho trái tim người đọc rung lên cung bậc cảm xúc, chia sẻ đồng cảm với trái tim luôn khao khát tình yêu của ông. Đành rằng

Tuổi trẻ chỉ một lần

Như sông kia trôi như mây kia bay Một đi không trở lại

Mỗi lần nhớ là một lần buốt nhói

(Thưởng sống - Y Phương)

Y Phương nhiều lần viết về sự li biệt, chia cắt trong tình yêu. Thế nhưng, giọng điệu xót xa đó mới gợi lên được nỗi buồn thoáng qua. Tình yêu đổ vỡ gợi nên nỗi niềm đau đớn được nhà thơ diễn tả bằng giọng điệu đặc trưng, theo cách cảm cách nghĩ của người miền núi. Đây thực sự trở thành giọng điệu chủ đạo tạo nên phong cách thơ tình của Y Phương: “Người kéo lê li biệt/ Người ngồi đau héo hon” (Li biệt).

Với Lò Ngân Sủn, giọng điệu xót xa, day dứt, trăn trở cho thân phận tình yêu đầy éo le lại càng rõ nét hơn. Khi viết về chợ tình Khau Vai, ông viết với giọng điệu đau xót, ngậm ngùi, xen lẫn sự đồng cảm, sẻ chia, với những cuộc tình tan vỡ. Mỗi một bài thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ, kể lại những câu chuyện tình thấm đẫm nước mắt. Giọng điệu xót xa, đau đáu, ngậm ngùi, làm dấy lên trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác, xen lẫn sự hối tiếc về hạnh phúc lứa đôi, gợi lên cho chúng ta về một khoảng trời đầy thương, đầy nhớ. Kỉ niệm tình yêu đã đi vào quá khứ, nhưng không hề ngủ yên, hằng năm đúng vào một ngày mà bao đôi lứa mong ngóng, họ gặp nhau nhau tâm sự cùng nhau và buồn vui cùng nhau:

Mỗi năm chỉ một lần Mà cháy hồng cả trời đất Mà ướt đẫm cả một đời

Khau Vai!

(Khau Vai)

Nhà thơ Lò Ngân Sủn đã đồng cảm với những mối tình lỡ dở, để rồi viết nên những bài thơ đậm chất nhân văn sâu sắc như một thiên tình sử bất hủ về tình yêu. Dù không có duyên thành vợ chồng, hình bóng người yêu mãi trong trái tim nhau. Giọng thơ ngập ngừng, nghẹn ngào, đau xót, sâu lắng, gợi về một miền thương nhớ: “Yêu nhau/ Trao hồn gửi vía cho nhau/ Dù không thành vợ thành chồng/ Nhưng hình bóng hai ta vẫn luôn ở trong nhau” (Mỗi năm ta gặp nhau một lần - Lò Ngân Sủn). Với nhịp đi của câu thơ như lời nói đơn thuần, ý thơ vẫn khỗng dấu được giọng điệu thương xót day dứt trăn trở cho những số phận tình yêu tan vỡ trong đớn đau. Bài thơ

Câu chuyện tình trên dòng sông Mã đã được Lò Ngân Sủn thể hiện với một giọng điệu xót xa, tiếc nuối, thương cảm với số phận tình yêu trong chiến tranh. Bài thơ như một tác phẩm tự sự, trữ tình, kể lại câu chuyện tình đầy éo le, cảm động của đôi trai gái trong chiến tranh. Nếu không có chiến tranh câu chuyện tình của họ sẽ đi đến hồi kết viên mãn. Giọng điệu đã gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn xót xa, day dứt trăn trở: “Hòa bình lập lại/ Người con trai trở về làng bên dòng sông Mã/.../ Lòng người con trai thắt lại/ Không sao chịu nổi/ Rồi lặng lẽ bỏ làng ra đi....”

Trong bài thơ Tìm trâu, giọng điệu xót xa, ngậm ngùi, trước sự lỡ dở của mối tình đầu trong trắng ngây thơ. Giọng điệu bài thơ tưởng trừng như êm ả, nhưng đã gợi lên nỗi buồn man mác, tiếc nuối, đau đáu khó quên: “Rồi hai đứa xa nhau/ ( Ngày đó đã qua lâu)/ Bây giờ gặp lại nhau/ Trâu thì không tìm nữa/ Tình vẫn thủa tìm trâu” (Tìm trâu - Lò Ngân Sủn). Trong thơ tình yêu của các nhà thơ nữ, chúng ta thấy có rất nhiều bài thơ thể hiện giọng điệu xót xa day dứt cho thân phận tình yêu đầy đau đớn này. Đặc biệt qua giọng điệu thơ tình yêu của Dư Thị Hoàn, người đàn bà bất hạnh trong đời thường. Tiếng thơ là sự đổ vỡ. Giọng điệu thơ, đau đớn, xót xa, khắc khoải như xoa dịu phần nào những bi kịch trong tình yêu. “....Tất cả rồi sẽ qua đi/ Chúng mình sẽ là vợ chồng/ Nếu không có một lần/ Một lần như đêm nay/ Anh không cài lại khuy áo ngực cho em”(Tan vỡ - Dư Thị Hoàn).

Như vậy, dòng thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn được chưng cất từ những tâm hồn tinh tế nhạy cảm, từ những trái tim dạt dào yêu thương và sự sáng tạo nghệ thuật

độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Hai nhà thơ đã thể hiện thành công những bài thơ tình đặc sắc, cùng giọng điệu xót xa day dứt trăn trong tình yêu. Qua đó, các thi sĩ đã thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia với những mối tình của các chàng trai cô gái dân tộc vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 97 - 100)