Thơ tự do không cố định về số câu số chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 76 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Thơ tự do không cố định về số câu số chữ

Xuyên suốt các tập thơ cũng như các bài thơ tình của hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn chúng ta thấy các bài thơ tình viết theo thể thơ tự do không cố định về số câu số chữ là chủ yếu như các bài: Xin thưa, Giận thương, Tặng ngốc, Sa mạc yêu, Đôi chân, Cháy, Nhớ và quên, Gửi người vào chốn rừng sâu, Gọi vía, Gần hao, Em trước mặt, Em cơn mưa rào ngọn lửa, Em cười hiền, Sen, Tình yêu càng cho càng

đầy, Mùa hoa...của Y Phương; Đi chợ, Động đất, động trời, Người đẹp, Nhớ về em,

Đứng trước em, Ngồi, Xa em, Nếu như anh không em, Anh sợ mất em, Ngày không em, Và như thế, Em, Anh và em, Lần đầu tiên, Yêu em, Đêm màu tình yêu, Em là nỗi đam mê của đời anh, Bất chấp, Không lấy được em, Vợ chồng mới cưới, Bữa tình yêu, Lửa tình yêu, Em như là ngày tết...của Lò Ngân Sủn

Thể thơ tự do không giới hạn về số câu số chữ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để thơ có một nhịp điệu, tiết tấu riêng. Kết hợp một cách hài hòa giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Nó vừa thể hiện được nhịp điệu của hình thức bên ngoài vừa diễn tả nhịp điệu bên trong, là điệu hồn của tình yêu. Nhịp thơ lúc nhịp chẵn, lúc nhịp lẻ thay đổi rất linh hoạt. Cách ngắt nhịp cũng tự do chẵn, lẻ đan xen nhau. Thể hiện sự nồng nàn say đắm trong tình yêu.

Phiên chợ

Như cái chảo thắng cố

Nóng lên bao mối tình dang dở Phiên chợ

Như cái thúng cỏ khô

Chất chứa bao mối tình chờ đợi

(Khau Vai - Lò Ngân Sủn)

Các khổ thơ đều có cách ngắt nhịp giống nhau, câu một, hai chỉ có một nhịp. Câu ba có hai nhịp. Tuy nhịp giống nhau nhưng không hề đơn điệu vì chính nhịp thơ ấy giúp người đọc hình dung ra nỗi niềm cảm xúc tình cảm của những tâm trạng đang yêu.

Các bài thơ tình yêu của hai nhà thơ sử dụng theo hình thức thể thơ tự do này thường ít chia thành các khổ thơ. Số lượng câu chữ trong một câu thơ, trong một bài thơ thường không giới hạn. Bài thơ nào dài nhất gần năm mươi dòng như bài Y như chuyện cổ tích, Tây Bắc, Hoa Ban...bài ngắn nhất là hai dòng. Ngôn ngữ trong thơ cũng không phải tuân thủ theo vần luật, thanh điệu bằng trắc. Mà nó như một mạch cảm xúc tuôn chảy trên từng trang giấy. Bởi vậy, thơ tình yêu của hai thi sĩ miền núi này mang vẻ chân chất mộc mạc, mang hơi thở của đời sống miền núi và bản sắc văn hóa dân tộc.

Em là củi

Đun đời anh chín thơm Em là nước

Tắm đời anh sạch thơm Em là cơm

Suốt đời ăn Vẫn...đói

(Cơm - Y Phương)

Đa số những bài thơ tình theo thể thơ tự do của hai thi sĩ này thường rất ít vần. Nếu bài thơ có nhiều vần sẽ tạo ra âm hưởng nhịp nhàng êm tai, không diễn đạt được tình yêu nồng nàn, tha thiết mãnh liệt của những chàng trai, cô gái miền núi sống ào ạt như thác đổ, như lốc cuốn, yêu cuồng nhiệt dâng hiến hết mình cho tình yêu. Hay những mối tình với nỗi niềm khao khát cháy bỏng, cùng với những nỗi đau đắng đót còn mãi nơi con tim khi tình yêu không thành.

Anh hôn vào nóng bỏng Anh hôn vào dữ dội

Hôn một lần chưa thỏa ước mong

Lại hôn nữa - hôn cho quay cuồng trời đất....

( Và như thế - Lò Ngân Sủn)

Đây là sự tìm tòi bứt phá sáng tạo của hai nhà thơ trên cánh đồng chữ nghĩa. Hai nhà thơ đã thoát ra khỏi những luật lệ ràng buộc trong thơ cũ tìm được mảnh đất để cảm xúc tình yêu đôi lứa của những con người miền núi được thăng hoa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)