Thơ tự do không cố định về số lượng câu nhưng lại cố định về số lượng chữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 78 - 81)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Thơ tự do không cố định về số lượng câu nhưng lại cố định về số lượng chữ

Hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn đã có sự tìm tòi thử sức trên tất cả các thể thơ. Ngoài sự thành công trong thể thơ tự do không hạn định về số câu số chữ thì hai nhà thơ tình của chúng ta cũng rất thành công với thể thơ năm chữ. Thể thơ năm chữ góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công trong mảng thơ tình yêu của hai nhà thơ, trong số đó có các bài: , Đừng hỏi, Tình yêu răng cưa, Câm, Li biệt...của Y Phương; Chiều biên giới, Tìm trâu, Suối hôn, Nhớ, Anh muốn, Yêu như là, Bất chấp, Ngày xuân ở Tây Bắc, Mối tình đầu của tôi.....của Lò Ngân sủn.

Đây là thể thơ rất quen thuộc với nhiều tác giả thơ tình như Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến, Lâm Thị Mỹ Dạ....Số chữ trong mỗi câu thơ luôn gồm năm chữ phối hợp với vần, đem đến sự nhịp nhàng gần gũi dễ đọc dễ cảm nhận, đi vào chiều sâu suy tư. Cách ngắt nhịp linh hoạt lúc 3/2; 2/3; 1/4; 4/1. Thơ năm chữ của Y Phương và Lò Ngân Sủn diễn tả những âm hưởng êm ái nhịp nhàng, thể hiện những cung bậc tình cảm, cảm xúc tình yêu sâu lắng chân thành tha thiết.

Những gì trái tim nói Chỉ mình anh biết thôi Thầm thì lời em gọi Chỉ mình anh nghe thôi Từ giờ em đừng hỏi

Yêu nhau nhiều chừng nào (Đừng hỏi - Y Phương)

Thơ năm chữ thường có nhịp điệu bằng phẳng dễ thuộc nhưng có những bài cảm xúc tình yêu lại vô mãnh liệt tha thiết:

Bởi như đã từ lâu Hai ta đã yêu nhau Bây giờ bỗng gặp nhau Yêu như là cướp giật Yêu như là sấm sét Thét lên bằng im lặng Nổ tung giữa đất trời

(Yêu như là - Lò Ngân Sủn)

Thành công nhất trong thể thơ năm chữ của Lò Ngân Sủn phải kể đến bài thơ “Chiều biên giới”. Bài thơ thể hiện một giọng điệu nhịp nhàng, giàu tính nhạc. Đọc bài thơ dường như có âm hưởng ngân nga của khúc nhạc, sự réo rắt của tâm trạng, cùng sự thủ thỉ tâm tình, chính điều này đã gợi cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Chung, phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng làm say đắm lòng người.

Y Phương và Lò Ngân Sủn đều sự nỗ lực cày xới trên mảnh đất thơ ca. Với thể thơ bốn chữ các bài thơ tình của hai tác giả như một lời kể yêu thương trìu mến, nhịp

thơ đều đặn nhịp nhàng thể hiện cảm xúc trân trọng với những người con gái vùng cao:

Nói như chăng dây Cười như gieo cấy Nhìn như giăng bẫy Hồn nổi mây gió Tình yêu cung nỏ....

(Con gái vùng cao - Lò Ngân Sủn)

Nhà thơ Y Phương lại có sự kết hợp giữa thể thơ bốn chữ và năm chữ vô cùng sáng tạo và độc đáo. Nhiều bài thơ có sự nhuần nhuyễn tạo ra nét thú vị riêng. Tác giả đã thể hiện được cảm xúc tăng cấp theo mứa độ, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc:

Trời sinh nắng mưa Đất sinh ngô lúa Pa mẹ sinh ra anh Anh yêu mình giàn giụa

(Sinh - Y Phương)

Thể thơ lục bát được Y Phương vân dụng trong những bài thơ về tình yêu vô cùng hấp dẫn:

Tên em lần một câu hò

Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu Sông dài bởi lượn vòng quanh Em làm quãng ngắn để anh tìm về

Thơ Lò Ngân Sủn có cả những bài thơ bẩy chữ (Ước mơ - Lò Ngân Sủn), và thơ lục bát (Tình như - Lò Ngân Sủn). Tuy nhiên lượng thơ tình sáng tác theo các thể thơ này không nhiều. Nhìn chung những bài thơ tình hay nhất của ông là ở thể thơ tự do, thể hiện được cảm xúc một cách trọn vẹn và tự nhiên nhất.

Thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn thành công nhất ở thể thơ tự do và thể thơ năm chữ. Có lẽ do những quy định về vần không phù hợp với việc thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình yêu, không phù hợp với bản chất yêu phóng

khoáng, ào ạt, cuồng nhiệt, rạo rực, thiết tha của những chàng trai miền núi nên việc các nhà thơ sử dụng các thể thơ khác bị hạn chế. Tuy nhiên ở thể loại nào thì thơ tình của hai nhà thơ vẫn mang trong mình những nét riêng của bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)