Ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính tạo hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 84 - 89)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính tạo hình

Với vốn ngôn ngữ dân tộc phong phú, giàu hình ảnh hai nhà thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn đã khắc họa lên bức tranh chân thực sinh động và sâu sắc với thế giới tình yêu kỳ diệu đa sắc màu, với những nỗi niềm tâm sự, những tình cảm tha thiết nồng nàn và những khát vọng cháy bỏng trong tình yêu. Yếu tố làm nên giá trị tạo hình cho ngôn ngữ của hai nhà thơ chính là việc sử dụng khéo léo, linh hoạt tinh tế hệ thống các hình ảnh so sánh ví von (chum rượu, lửa, chảo thắng cố, con đường, nỗi nhớ, hoa bất tử, sự sống....giấc mơ...), nhân hóa ( lá, gió, hoa...), ẩn dụ (cơm, nước,

củi, lửa,bánh chưng, ngày tết, tuyết, lửa....), hoán dụ (bàn tay, trái tim....). Những kiểu hình ảnh này giúp người đọc có thể cảm nhận và hình dung ra được đời sống tình cảm vốn rất trừu tượng của con người, đặc biệt với những cung bậc cảm xúc da diết, cô đơn buồn đau, đặc biệt khẳng định vốn ngôn ngữ dân tộc của hai nhà thơ. Từ đó hai nhà thơ đã góp phần làm giàu có, phong phú hơn cho ngôn ngữ của dòng thơ tình Việt Nam. Viết về tình yêu, hai nhà thơ dân tộc thiểu số đã vận dụng những ngôn ngữ giàu hình ảnh mang tính tạo hình, hàm súc, thẩm mỹ và biểu cảm cao. Tạo nên một tiếng thơ tình đặc sắc mới lạ trong thơ viết về tình yêu. Đây là nét mới mẻ trong thơ tình của các nhà thơ miền núi. Tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Trong thơ tình yêu đôi lứa của Y Phương, tuy ngôn ngữ giản dị mộc mạc nhưng lại giàu hình ảnh, có tính tạo hình rất cao. Khi nói về tình yêu, cả hai thi sĩ đều liên tưởng từ hình ảnh ngọn lửa, đó là ngọn lửa của tình yêu:

Tuổi ba mươi thèm trẻ ra đường Yêu mỏi mệt

Yêu nồng nàn như lửa

Mặt trời mỗi ngày nghiêng vào nỗi nhớ

(Y Phương)

Trong thơ tình của Lò Ngân Sủn, ta bắt gặp hình ảnh lửa, lửa ở đây chính là ngọn lửa tình yêu, nóng bỏng, mãnh liệt say đắm:

Hai trái tim - hai hòn than ủ trong ngực Ấp vào nhau là bùng lên ngọn lửa Ngọn lửa mềm mại, êm ái mát trong

(Lò Ngân Sủn)

Đối tượng thẩm mỹ “Em” là “người con gái có đôi chân to khỏe, đạp qua bao gian khổ đến với anh” gắn với những hình ảnh giàu tính tạo hình và có giá trị biểu cảm thẩm mỹ rất cao. Em được ví với nhiều hình ảnh. Em là: “cơm, mực, gà gáy, quả ớt, sen, cây hoa, chum rượu, bếp lửa, lúa, bắp, sao, củi, nước..”, thể hiện tình cảm thương yêu tha thiết cùng với tấm lòng biết ơn trân trọng người yêu. “Em” là tất cả lẽ sống của đời anh. Với anh, em là những vật nhỏ nhoi bình dị nhưng không thể thiếu với sự sống. Nếu không có em, anh sẽ không còn tồn tại. Y Phương sử

dụng rất nhiều hình ảnh tạo hình hàm súc, sáng tạo mang nhiều lớp ý nghĩa để diễn đạt tình yêu tha, thiết nồng nàn, thể hiện lòng biết ơn với “em” người con gái của cuộc đời mình. Người con gái với trái tim yêu thương làm nảy sinh sự sống. Người con gái với bàn tay giữ lửa hạnh phúc trong gia đình, người “cầm ngọn khói dựng lên trời thẳng tắp

Em về cấy gặt

Có em rồi làm ngắn ngày tháng chạp Bàn tay mềm ra suối lại thơ ngây Bàn tay mềm nẩy búp trên cây

Cầm ngọn khói dựng lên trời thẳng tắp

(Em - cơn mưa rào, ngọn lửa)

Y Phương sử dụng rất nhiều hình ảnh đẹp ngoài đời thường để ca ngợi người mình yêu. Những hình ảnh mang giá trị thẩm mỹ cao được nhà thơ so sánh ví von liên tưởng, tưởng tượng một cách độc đáo như cây hoa, chum rượu, bếp lửa, những hình ảnh đó có ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời con người miền núi: “Em như cây hoa/ Ai gần em cũng đẹp/ Em như chum rượu/ Ai gần em cũng say/ Em như bếp lửa/ Ai gần em cũng ấm” (Gần hoa - Y Phương)

Viết về sức sống diệu kỳ của tình yêu, Y Phương đã định nghĩa tình yêu làm bằng hình ảnh rất trừu tượng đó là “Tình yêu làm bằng nỗi nhớ” mà nỗi nhớ lại làm “Bằng tóc” (Biển tím). Tưởng những hình ảnh đó không có mối liên hệ với nhau nhưng lại rất hợp với quy luật tình cảm. Tình yêu nào cũng có nỗi nhớ ngay cả khi vừa mới gặp, điều đó đã được nhà thơ Chế Lan Viên nói “nhớ gì như nhớ người yêu” quả thật nỗi nhớ đó thật khủng khiếp, da diết, triền miên trong không gian và thời gian. Nỗi nhớ ấy nó lớn lao vô cùng không thể nào đong đếm được cũng như không thể nào đếm được tóc người thiếu nữ.

Nhà thơ Y Phương cũng sử dụng nhũng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc “củi mục, cành khô, xanh trồi, hòn đá vỡ, cây nghiến” để hình tượng hóa sức sống mãnh liệt bất ngờ trỗi dậy của sự sống khi chạm vào sức mạnh của tình yêu. Dù tình yêu có ở độ tuổi nào thì tình yêu có thể làm tươi mới, làm hồi sinh, làm sống lại vạn vật một cách

kỳ diệu: “Bất ngờ/ Em đổ vào tôi/ Củi mục cành khô lại xanh trồi/ Hòn đá vỡ mọc lên cây nghiến” (Yêu muộn - Y Phương).

Với trái tim luôn khao khát yêu và chỉ yêu, Y Phương đã tuyệt đối hóa vai trò của tình yêu. Vì vậy trong tình yêu, Y Phương cũng sử dụng hình ảnh cụ thể “Đêm đêm gác chân, đêm đêm gác chăn” để nói lên dù hoàn cảnh, tuổi tác nào hãy cứ yêu đi, vì tình yêu là không độ tuổi, không biên giới, bất diệt với cuộc đời con người. Trong thơ tình yêu, Lò Ngân Sủn thể hiện bằng nhiều hình ảnh thơ chân thực, mộc mạc, hồn nhiên, gợi hình, giàu giá trị thẩm mỹ. Qua đó, ta thấy được tài năng trong việc sử dụng từ ngữ, đề tài trong thơ viết về tình yêu của nhà thơ Lò Ngân Sủn. Như con ong hút mật cho đời cần mẫn, ông am hiểu vốn văn hóa dân tộc nên tạo ra những hình ảnh sáng tạo hàm súc biểu cảm đẹp đẽ. Ngôn ngữ trong thơ ông đẹp như tâm hồn của núi non, đại ngàn, trong trẻo, thuần hậu, hoang sơ nhưng tính hàm súc đa nghĩa rất cao. Trong thơ viết về tình yêu, nhà thơ thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mang thủ pháp nghệ thuật so sánh, ví von, là chủ yếu kết hợp với các biện pháp tu từ khác như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ...Những hình ảnh đó gần gũi với cuộc sống và cách tư duy của người dân miền núi. Bằng ngôn ngữ quen thuộc giản dị không gọt giũa bóng bẩy, nhà thơ đã tạo hình người đẹp với sức mạnh cứu rỗi, thay đổi cả thể giới. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ dừng lại với con người một thực thể đơn thuần. Bài thơ còn cho chúng ta thấy một triết lý, quan niệm nhân sinh quan về cái đẹp. Cái đẹp luôn là đích con người hướng tới. Cái đẹp luôn là niềm khao khát của cuộc sống nhân loại, là cái đích để con người ngưỡng mộ, khao khát vươn tới trong bài thơ Người đẹp. Bài thơ rất hay được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Cái hay của bài thơ là ở việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm súc tạo hình cao. Hình ảnh đối lập với bản chất “Tuyết - nóng, lửa - lạnh...khát - không khát...”. Nhà thơ đã tuyệt đối hóa vai trò của cái đẹp. Cái đẹp là linh hồn ánh sáng của sự sống mà con người ngàn đời kiếm tìm.

Khi nói về những cô gái vùng cao, nhà thơ như vẽ ra trước mắt mọi người những bông hoa núi rừng miền biên viễn bằng xương bằng thịt. Với chất liệu ngôn từ tạo hình đặc sắc giàu giá trị thẩm mỹ, hình ảnh cô gái hiện lên với những đặc điểm lời ăn tiếng nói, điệu cười và trái tim yêu cuồng nhiệt, được so sánh ví von với những

hình ảnh gần gũi của đời sống miền núi: “chăng dây, gieo cấy, cung nỏ, sao trên trời, đào trên cây....”: “Nói như chăng dây/ Cười như gieo cấy/ Nhìn như giăng bẫy/ Hồn nổi mây gió/ Tình yêu cung nỏ/.../ Cô gái vùng cao/ Như sao trên trời/ Như đào trên cây” (Con gái vùng cao). Khi viết về chủ thể trong tình yêu, Lò Ngân sủn có sự so sánh, ví von, rất thú vị nhưng lại rất giàu ý nghĩa đúng với quy luật yêu. Những chàng trai được ví như “mũi tên” tẩm tình yêu rất thú vị. Những cô gái được ví như những “tấm bia”, cả hai người là một chỉnh thể thống nhất một bên bắn tới tấp dồn dập, một bên đón, đỡ, vồ vập rồi sập bẫy, trao nhau những nụ hôn ngọt ngào “dồn dập làn điệu môi”. Cách nói giàu hình ảnh diễn tả đầy đủ mùi vị của tình yêu rất mới lạ.

Trong tình yêu, chia lìa là điều vô cùng khổ đau. Sự chia lìa cách xa được nhà thơ so sánh ví von bằng những hình ảnh gần gũi với đời sống vùng cao:

Nếu như anh không em

Như con chim không chỗ đậu

Như ruộng không có nước

Như bao dao không có dao..

(Nếu như anh không em)

Có lẽ hình ảnh biểu cảm nhất là nếu anh không em được ví như bao dao không có dao. Với đời sống người miền núi, dao là vật dụng quan trọng để đi nương làm rẫy, chặt củi, làm nhà...người miền núi thường đeo dao phải có cái bao để dắt dao vào. Cũng giống như tình yêu anh không thể tách rời với em. Em thật quan trọng với cuộc đời anh. Để giãi bày tình cảm yêu thương tôn quý với em, Lò Ngân Sủn đã ví em bằng những hình ảnh đặc sản nhất, ngon nhất, tinh túy nhất của núi rừng Tây bắc.

Em/ Mận/ Đào/ Ngọt ngào/ Nắng/ Gió/ Mưa/ Em/ Chum rượu cẩm/ Thùng mật ong/

sóng sánh/ Ánh trăng rằm...” (Em). Hay “Em như chum rượu ngọt/ Uống mãi không cạn/ Em như tấm cơm lam/ Ăn mãi không biết hết/ Em như là ngày tết/ Đẹp như cái bánh chưng” (Em như là ngày tết).

Trong thơ tình yêu, Lò Ngân Sủn rất điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh có tính tạo hình, hàm súc, biểu cảm và thẩm mỹ. Mỗi câu thơ tình

đọc lên ta thấy đẹp vô cùng nhiều tầng ý nghĩa gợi ra những hình ảnh cụ thể. Ngôn ngữ trong thơ ông vừa gần gũi với đời sống núi rừng vữa hàm súc sâu xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 84 - 89)