Giọng điệu thiết tha, rạo rực, nồng nàn, say đắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 94 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Giọng điệu thiết tha, rạo rực, nồng nàn, say đắm

Trong thơ tình của Y Phương và Lò Ngân Sủn thì giọng điệu bao trùm là giọng điệu thiết tha, rạo rực, nồng nàn, say đắm đến mãnh liệt. Kiểu giọng điệu này góp phần thể hiện tình yêu nồng nàn say đắm mãnh liệt đến cuồng nhiệt, với những khao khát hạnh phúc đến cháy bỏng trong dòng tình của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Trong bài thơ Một của Y Phương ta thấy giọng điệu thiết tha rạo rực trong từng câu chữ. Tình yêu được thể hiện một cách mãnh liệt cuồng nhiệt. Trái tim yêu đang thôi thúc bước chân chàng trai đến nơi mà có tình yêu đang chờ đợi: “Nước ngập đầu/ Anh vẫn đến/ Hổ báo đón đường/ Anh vẫn đến/ Đến nơi tình yêu lớn...”

Giọng điệu nồng nàn, say đắm, mãnh liệt ấy chúng ta còn bắt gặp ở sự khao khát tình yêu. Tình yêu với con người vẫn luôn là một nỗi niềm khao khát dù ở độ tuổi nào tình yêu luôn có sức mạnh kì diệu ngàn đời : “Anh/ Một trái tim sa mạc/ Đã ngàn năm/ Khát yêu” (Sa mạc yêu - Y Phương).

Giọng điệu tha thiết, nồng nàn, đắm say, đến cuồng nhiệt ấy được biểu hiện rất cụ thể trong những sáng tác thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn đó là sự say đắm, nồng nàn đầy bản năng của những chàng trai miền núi. Nhờ giọng điệu đó, tình yêu được

thể hiện một cách táo bạo, mãnh liệt, dữ dội hơn. Trái tim yêu của những con người miền núi vô cùng chân thành, sống và yêu hết mình, cháy hết mình cho tình yêu. Giọng điệu say đắm nồng nàn có chiều hướng tăng cấp theo từng mức độ khác nhau từ: “Trông thấy en - anh lại thấy đói rồi/ Trông thấy em - anh lại thấy khát rồi” (Trông thấy em) giọng điệu có phần mãnh liệt hơn nữa để rồi “Vừa mới ăn xong đã lại đói/ Vừa mới uống xong đã lại khát” (Vợ chồng mới cưới). Với giọng điệu mãnh liệt say đắm ấy, tình yêu được thể hiện tuôn trào cảm xúc. Tình yêu được Lò Ngân Sủn ví von một cách đầy hình ảnh, những hình ảnh bình dị, gần gũi của đại ngàn Tây Bắc. Giọng điệu đó làm cho tình yêu được thể hiện vô cùng nồng nàn, say đắm theo cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy của người miền núi: “Anh yêu em/ Như con chim

yêu rừng/ Như con cá yêu nước/ Như con dúi yêu đất/ Như con hổ đói ăn/ Như con

gấu đói mật/ Như con voi đang khát” (Cheo leo đèo dốc)

Nhờ có giọng điệu thiết tha, rạo rực, nồng nàn, say đắm, đã góp phần quan trọng làm nên sức hấp dẫn thú vị cho giọng thơ của hai nhà thơ dân tộc miền núi. Cũng nhờ giọng điệu này những bài thơ tình yêu của họ thể hiện được bản sắc tình yêu phong phú, đa dạng với những cung bậc cảm xúc gây ấn tượng trong lòng người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 94 - 95)