7. Cấu trúc của luận văn
2.5. Tình yêu giàu yếu tố phồn thực
Để đem lại hơi thở mới luồng gió mới trong thơ viết về tình yêu đôi lứa hai nhà thơ Y Phương Và Lò Ngân Sủn đã đưa vào thơ yếu tố tín ngưỡng văn hóa dân gian đó là yếu tố tín ngưỡng phồn thực và yếu tố tính dục một cách độc đáo. Tín ngưỡng phồn thực tồn tại trong vô thức tập thể, trong ký ức cộng đồng dân tộc, trong huyền thoại, truyền thuyết, giấc mơ....Tín ngưỡng phồn thực xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước cần phải có mùa màng tươi tốt, con người được sinh sôi nảy nở. Trong thơ Y Phương Và Lò Ngân Sủn yếu tố phồn thực được thể hiện một cách đặc sắcn qua các tác phẩm: Mùa hoa, Tựa, Bài hát tháng ba, Em cười hiền, Trường ca chín tháng....của Y Phương; Sự sống, Tình ca lều nương, Con gái bản tông, Tây Bắc, Lửa tình yêu, Hai người, Em như là ngày tết....của Lò Ngân Sủn. Phải chăng, hai nhà thơ tình đã tiếp thu bề dày trầm tích văn hóa một cách linh hoạt, cởi mở, tạo cho mình một phong cách độc đáo, thú vị để lại dấn ấn bản sắc văn hóa dân tộc trong lòng người đọc.
Với Y Phương việc tiếp nhận tín ngưỡng phồn thực mang hơi hướng mới, nhà thơ đã tiếp nhận và đưa vào trong thơ tình yêu của mình một trong các yếu tố tín ngưỡng phồn thực đó theo cách cảm cách nói, cách tư duy của người miền núi. Từ đó thể hiện trí tuệ của con người qua việc sùng bái sức mạnh siêu nhiên và các hiện tượng tự nhiên xây dựng nên tín ngưỡng phồn thực. Y Phương đã dựa trên ý tưởng của bài dân ca Tày “Đàn bà vác lỏong lê núi/ Đàn ông tựa vách xỏ quần”. Đàn bà miền núi với vẻ đẹp tươi tốt phốp pháp về thể lực, họ có tâm hồn luôn tràn đầy năng lượng sống. Y Phương đã diễn tả rất độc đáo sự cường lực vô song của những người đàn bà miền núi vào mùa yêu đương sinh nở. Nét đặc sắc này là một điều phù hợp với quy luật tạo hóa về sứ mệnh vai trò của người đàn bà: “Núi ra hoa/ Cây ra lộc/ Đàn bà ra bầu/ Đàn ông ra râu/ Đá vật mình đê mê ra nước”(Bài hát tháng ba)
Sức mạnh của người đàn bà một lần nữa được Y Phương thể hiện trong sự tương quan với những hình ảnh tự nhiên và siêu nhiên giàu yếu tố tín ngưỡng phồn thực. Từ đó bài thơ làm nổi bật lên sức mạnh tự nhiên vĩ đại của phái đẹp của những
người đàn bà: “Rừng làm gió/ Biển làm sóng/ Ta làm lửa/ Cả ba hợp sức tấn công em/ Rừng phờ phạc/ Biển mệt nhoài/ Còn ta/ Gió thổi qua tai/ Em cười hiền” (Em cười hiền)
Vào mùa hoa của hoa cỏ cây rừng miền núi các loài hoa rừng đua nhau khoe sắc đơm hoa kết trái nở rộ mang hương sắc, mùi vị đầy đủ các của núi rừng tưng bừng mầm sống đi khắp muôn nẻo núi rừng làng bản. Đây cũng là mùa sinh sôi nảy nở, mùa sinh sản của thiên nhiên. Viết về mùa hoa, nhà thơ Y Phương đã viết về mùa giao hoan tưng bừng đến kiệt cùng sức lực của thiên nhiên, con người miền núi:
Mùa hoa Mùa đàn bà
Mặt đỏ phừng phừng Thừa sức vác ông chồng Chạy phăm phăm lên núi Mùa hoa
Mùa đàn ông
Mệt như chiếc áo rũ
Vừa vịn rào đi vừa ngái ngủ
(Mùa hoa)
Y Phương đã mang đến thơ viết về tình yêu đôi lứa một điểm đặc sắc về nội dung ý tưởng. Nhà thơ đã nói đến tín ngưỡng phồn thực, yếu tố sắc dục một cách tinh tế độc đáo đậm màu sắc dân gian, cũng mang những nét riêng của người dân tộc miền núi. Trong văn hóa của người Tày, họ chịu ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa phương Đông. Trong tình yêu cũng như hôn nhân, họ rất khắt khe, ít thể hiện tình cảm riêng tư một cách gần gũi. Y Phương đã để những đôi lứa được tự do phóng khoáng hành lạc thoát khỏi những điều kiêng cấm:
Ngủ như thế thì say sao được
Hay là...ta buộc mình vào với mình Ngủ như thế thì... yên sao được
Những cuộc thoại giữa hai người cũng rất táo bạo khi họ có nhu cầu về sắc dục. Họ không e dè kiêng khem, dấu diếm mà táo bạo bộc lộ cảm xúc thực của lòng mình:
Quả gì túng tính đấy mình ơi? Ăn được không? Không à Quả gì nhúm nhím đấy mình ơi? Sờ được không? Không à? Thế thì...ta xòe diêm lên xem nhá...
Y Phương đã diễn tả cho bạn đọc một bãi chiến trường sau một cuộc giao hoan những dư chấn đã để lại nhiều dấu tích. Đó là sự hòa hợp đến cùng kiệt của trời đất yêu hết mình cháy hết mình: “Lá rụng xanh lè/ Quả rơi lăn lóc/ Này chim. Này sóc. Này cáo. Này chồn. Này kiến râu....Ngơ ngác/ Con suối dưới chân trở đầy hương thơm/ Hương thơm tan nát” (Chín tháng).
Nếu như yếu tố phồn thực xuất hiện trong thơ tình yêu của Y Phương với sắc thái độc đáo, thì trong thơ tình Lò Ngân Sủn yếu tố phồn thực lại càng rõ nét hơn táo bạo hơn bao giờ hết. Lò Ngân Sủn đã miêu tả người con gái, người phụ nữ vùng cao với vẻ đẹp khỏe khoắn, tươi tốt, căng tràn sức xuân, tràn đầy sức sống mơn mởn. Tất cả những hình ảnh quen thuộc ấy gần gũi thân thương mà không dung tục tầm thường thể hiện vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, hừng hực sức trẻ, mang trong mình nguồn sống sự sinh sôi, nảy nở và khả năng làm vợ, làm mẹ:
Mông em tròn như bắp chuối Váy em buộc thắt đáy lưng ong Ngực em căng hai bầu sữa ngọt...
Thân hình em trông như một bó củi chắc nịch Da thịt em hừng hực như lửa
(Con gái bản Tông - Lò Ngân Sủn )
Vẻ đẹp của cô thôn nữ miền sơn cước với vẻ đẹp của sự sống, sự sinh sôi nảy nở mang đậm yếu tố tín ngưỡng văn hóa dân tộc: “Em như chum rượu ngọt/ Uống mãi không cạn/ Em như tấm cơm lam/ Ăn mãi không hết/ Em như là ngày tết/ Đẹp như cái bánh trưng” (Em như là ngày tết). Theo qua niệm về tín ngưỡng của người miền núi, người đà bà có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người miền núi. Người đàn bà không chỉ có trọng trách chăm lo thu vén cuộc sống gia đình, chăm lo vun đắp cho nhà chồng mà người đàn bà còn có vai trò trụ cột duy trì sự sống, sinh sôi nảy nở duy trì nòi giống. Vì thế, người đàn bà miền núi phải luôn mang trong mình tầm vóc, sức khỏe, sự sống khả năng sinh sản, nói đúng hơn
là yếu tố phồn thực. Bằng ngòi bút miêu tả chân thực, hình ảnh gần gũi với đời sống thường ngày của người dân miền núi Lò Ngân Sủn đã miêu tả người con gái miền núi với vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc, được so sánh với cây chuối, vầng trăng, luôn tràn ngập sự sống. Dường như, nhà thơ rất trân trọng đề cao vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Với hình thể ấy, họ xứng đáng được tôn vinh ca ngợi. Trong tình yêu, họ yêu bằng con tim chân thành tha thiết thì sẽ biết trân trọng, tôn thờ hình thể của người mình yêu, ngọc thể ấy chính là thần tình yêu ban tặng mỗi người yêu nhau nên phải biết thưởng thức vẻ đẹp ấy trong sự say đắm ngập tràn đam mê: “Không phải bắp chuối/ Không phải trăng đêm/ Là da thịt em/ Bao bọc hình dáng em/ Ôm ấp thân hình em/ Rạo rực/ Lửa/ Tình yêu” (Lửa tình yêu - Lò Ngân Sủn).
Mảnh đất Tây Bắc cũng đã đi vào trong thơ Lò Ngân Sủn với hình ảnh quen thuộc hoa Ban trắng. Hoa ban trắng được gắn với một sự tích huyền thoại thấm đẫm nước mắt về câu chuyện tình yêu của nàng Ban và chàng Khum. Hai người họ không đến được với nhau nàng Ban chết đi hóa thành hoa Ban trắng. Thiên tình sử ấy đã tạo nên một loài hoa linh hồn của xứ sở Tây Bắc. Một lần nữa, hoa Ban đi vào trong thơ tình yêu đôi lứa của Lò Ngân sủn không chỉ để dùng để miêu tả người con gái Tây Bắc với vẻ đẹp trong trắng, thủy chung, xinh đẹp như bông hoa Ban. Người con gái Tây Bắc còn mang vẻ đẹp đậm yếu tố tín ngưỡng phồn thực với những hình ảnh “đôi mắt, đôi chân, đôi má, da thịt...” căng tràn sức sống. Đặc biệt, hình ảnh khuôn ngực nơi khởi nguồn của sự sống sản sinh ra bầu sữa nuôi dưỡng con người, xuất hiện nhiều trong các sáng tác thơ của Lò Ngân Sủn, Khuôn ngực đã được nhà thơ dùng chất liệu ngôn từ khắc họa, ví như trái núi mùa xuân tràn đầy nhựa sống mơn man:
Đôi mắt em ngời sáng
Đôi tay em như hai tấm cơm lam Đôi chân em như hai bắp chuối Đôi má em như hai quả đào chín Da thịt em mịn màng làn mây trắng Mái đầu em mượt mà bông tóc
Khuôn ngực em căng phồng hai trái núi mùa xuân
Yếu tố phồn thực đã đi vào trong thơ tình yêu của Lò Ngân Sủn một cách táo bạo với hình ảnh khỏe khoắn căng tràn sức sống mang những nét đặc trưng của người miền núi. Nhà thơ Mai Liễu đã nhận xét: “Trong tín ngưỡng dân gian các dân tộc có yếu tố phồn thực vừa hồn nhiên vừa giàu triết lý nhân sinh. Thơ Lò Ngân Sủn cũng chứa đựng những yếu tố phồn thực, nhất là những bài thơ nói về tình yêu nam nữ. Đó là thái độ vui sống chân thành, si mê, hồn nhiên, táo bạo, bất ngờ, hoang dã và đầy
ám ảnh”[19; tr.484]. Với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, hình thể của người con gái
luôn được nhà thơ dành ngòi bút miêu tả với giọng điệu trân trọng ngợi ca: “Hai bắp đùi em/ Như hai bắp chuối rừng/ Tưng bừng bốc lửa/ Hai bắp tay em/ Như hai ống nếp lam/ Tròn căng mịn màng/ Hai mỏm ngực em/ Như hai mỏm núi/ Hứng đầy mưa gió...” (Sự sống - Lò Ngân Sủn).
Cũng như nhà thơ Y Phương, chuyện tình cảm vợ chồng, vốn là điều cần kiêng khem. Đây là yếu tố tín ngưỡng của người miền núi, khi cặp vợ chồng, trai gái muốn yêu nhau phải tìm không gian riêng để thể hiện tình cảm. Nếu những cặp vợ chồng người Tày họ lấy cớ vào rừng kiếm củi tìm không gian riêng, thì người Giáy lại táo bạo hơn, họ trao nhau giây phút yêu say đắm, cuồng nhiệt, giữa thanh thiên bạch nhật, giữa không gian đất trời mênh mông, ngay tại lều nương của họ, qua đó cho thấy chất sống sung mãn của người miền núi từ thời khởi thủy thủa hồng hoang:
Hai ta yêu nhau giữa lều nương Lều nương không phên vách Ta cởi áo làm phên vách
Hai tayêu nhau giữa lều ruộng Lều ruộng không chăn chiếu Ta cởi áo làm chăn chiếu
(Tình ca lều nương - Lò Ngân Sủn)
Bên cạnh những vần thơ mang yếu tố phồn thực của Y Phương và Lò Ngân Sủn, nhà thơ Mã A Lềnh được mệnh danh “cây Pơ Mu trên đỉnh Hoàng Liên Sơn” cũng có những bài thơ tình khi đọc lên chúng ta thấy được yếu tố phồn thực in dấu đậm nét: “Nếu talà hạt sương đêm/ Ta xin tan trên bàn tay nàng/ Nếu là bông tuyết trắng/ Ta
xin tan dưới bàn chân nàng/ Là chàng trai miền núi/ Ta xin tan trên thân thể nàng” (Tình khúc 33 - Mã A Lềnh).
Các nhà thơ dân tộc thiểu số miền núi khác, khi viết về tình yêu đã dành những lời ca ngợi vẻ đẹp người tình của mình, với sức sống mãnh liệt, nồng nàn, khoẻ khoắn. Nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp hấp dẫn lôi cuốn người khác giới, các nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp phồn thực qua hình ảnh bộ ngực của các cô gái mộc mạc, đơn sơ mang hương sắc của núi rừng: “Ơi cô gái Mường ngực tròn căng như trái núi” (Nỗi nhớ Mường Khương - Pờ Sảo Mìn). “Lũ con gái ngực như quả núi” (Bụng ta đỏ lửa - Sầm Nga Di). “Ngực em như bầu rượu trắng ngần” (Hơi thở nhẹ - Bùi Thị Tuyết Mai).
Như vậy, tình yêu không chỉ có những cung bậc cảm xúc, trạng thái vốn có của nó. Trong tình yêu đôi lứa, nó còn chứa đựng những yếu tố tạo nên màu sắc phồn thực, gần gũi với đời sống tình cảm tự nhiên của con người. Đây cũng là nét đặc sắc bắt nguồn từ bản sắc văn hóa, quan niệm thẩm mỹ, tạo nên sự hấp dẫn thành công trong thơ tình của hai nhà thơ dân tộc thiểu số.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Có thể nói, hồn thơ của hai nhà thơ dân tộc thiểu số Y Phương và Lò Ngân Sủn, đã được nuôi dưỡng từ bầu sữa văn hóa dân tộc, được chưng cất từ những tâm hồn tinh tế nhạy cảm, từ trái tim dạt dào tình yêu, cộng với sự say mê nhiệt huyết trong tìm tòi sáng tạo nghệ thuật. Thơ tình yêu của Y Phương và Lò Ngân Sủn thực sự là tiếng nói thiết tha, say đắm, nồng nàn, mãnh liệt, chân thành, tha thiết, ngợi ca; những khát khao cháy bỏng về hạnh phúc lứa đôi; những dự cảm cô đơn khắc khoải, buồn đau xót xa trong tình yêu. Đặc biệt hơn nữa, tình yêu trong thơ hai ông là tiếng thơ tình mang tính phồn thực gần gũi với đời sống con người vùng cao. Tiếng thơ tình đó đã tạo ra một phong cách độc đáo, màu sắc riêng của các nhà thơ dân tộc thiểu số mang đậm sắc màu văn hóa vùng cao. Thơ họ thể hiện cách cảm, cách nghĩ, đời sống tâm hồn những chàng trai cô gái miền núi, những người yêu và sống hết mình cho tình yêu, đồng thời góp phần làm phong phú, đa dạng cho vườn thơ tình ngào ngạt hương sắc của nền thơ ca dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ Y PHƯƠNG VÀ LÒ NGÂN SỦN