Những buồn đau xót xa trong tình yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 65 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những buồn đau xót xa trong tình yêu

Trong thơ tình yêu đôi lứa, nhà thơ Y Phương không chỉ thể hiện những cung bậc cảm xúc muôn hình, muôn vẻ vốn có của nó, mà tình yêu trong thơ Y Phương còn là nỗi buồn đau, xót xa, day dứt đến thắt lòng khi tình yêu tan vỡ. Để an ủi phần nào nỗi đau đớn xót xa ấy, họ cùng nhau hò hẹn vào buổi chợ thanh minh sẽ gặp lại nhau ôn lại những kỷ niệm tình xưa: “Em như rượu ngọt làm anh say/ Anh sơ ý em tuồn qua kẽ hở/ Từ đấy/ Em lấy chồng anh cưới vợ/ Từ ấy/ Hằng năm chợ thanh minh/ Dù ốm/ Dù đau/ Cố lết mà đi gặp lại bạn tình” (Y Phương).

Bên cạnh sự phô diễn nỗi đau trực tiếp cho thân phận tình yêu tan vỡ, nhà thơ xứ sở non nước hữu tình diễn tả một cách rất nhẹ nhàng nỗi niềm đó, nhưng đã khiến người đọc cảm thấy đắng đót, buốt nhói trong tim. Tình yêu đi qua, hoài niệm về nó còn mãi đọng lại, mỗi lần nghĩ, nhắc về nó lại làm con tim buốt nhói vô cùng:

Chuyện lâu rồi không nhớ nữa Từ hồi mình chưa...gì.... Tuổi trẻ chỉ một lần

Như sông kia trôi như mây kia bay Một đi không trở lại

(Thưởng sống)

Mỗi trang thơ tình, Y Phương như muốn sẻ chia với những mối tình dở dang, tan vỡ, dẫu biết rằng tình yêu không còn nữa, hãy cứ coi như chỉ là giấc mơ đẹp. Nhưng sao lời tình vẫn cứ buồn đau da diết, hoang hoải, bâng khuâng, đắng đót đến nghẹn ngào: “Vẫn biết rằng/ Tình yêu chỉ là những giấc mơ/ Những giấc mơ chưa bao giờ tới đích/ Tình yêu anh với mình/ Cũng chỉ là những giấc mơ như bao giấc mơ người đời” (Giấc ngủ trẻ thơ). Tình yêu đi đôi với tuổi trẻ, nên không tránh khỏi những dại khờ, bồng bột để rồi lầm lỡ, làm vụt mất tình yêu. Khiến cho cả đời này day dứt khôn nguôi, để lại những đợt sóng ngầm mãnh liệt trào dâng tái tê: “Một chút nhầm nhỡ thôi/ Đã sóng ngầm một đời” (Sóng). Thơ tình yêu của Y Phương có rất nhiều bài buồn đau, đắng đót thắt lòng, có khi là tiếng lòng trách móc của chàng trai, trách người yêu đã quên đi lời thề tình yêu năm xưa. Lời than trách diễn tả tâm trạng chân thực day dứt, trăn trở, khôn nguôi của chàng trai miền núi, khi người yêu phụ tình đi lấy chồng: “Nhớ lại đi/ Cái đêm hai chín nói gì/ Thế mà/ Anh chờ em/ Như hòn đá/ Giờ chẳng còn sức để chờ em/ Chẳng còn lời nói nào thả vào miệng em/ Em là của người ta rồi/ Gặp nhau cho ánh mắt thay cho lời chào/ Buốt hơn hòn đá héo” (Y Phương)

Trong tình yêu, người đàn bà bị phụ tình cũng được Y Phương diễn tả với tâm trạng đau khổ, dằn vặt, tuyệt vọng, dày xéo tâm can, hành hạ thể xác: “Đêm đêm/ Người đàn bà khóc trong mơ/ Cười trong mơ/ Vã mồ hôi tỉnh dậy/ Đấm vào ngực mình/ Cào cấu vào ngực mình/ Tím tái/ Ngồi im/ Thành đá” (Y Phương).

Nỗi niềm cá nhân buồn đau, xót xa, day dứt khi tình yêu tan vỡ được thể hiện sâu sắc trong thơ Lò Ngân Sủn với những sắc thái cấp độ khác nhau. Nhà thơ viết về những mối tình tan vỡ, không đến được với nhau, để lại trong lòng nhà thơ một nỗi buồn đau đáu, hoang hoải, đắng đót đến nao lòng qua các bài thơ: Tìm trâu, Mỗi năm ta gặp nhau một lần, Khau Vai, Câu chuyện tình trên dòng sông Mã, Hai ta, Nhớ về em ....

Lò Ngân Sủn viết về mối tình đầu dại khờ thuở còn chăn trâu cắt cỏ, dù yêu thương rất nhiều nhưng không dám thổ lộ. Đó là, mối tình trong sáng vằng vặc như trăng rằm, ngây thơ thánh thiện, chỉ dành cho nhau niềm thương nỗi nhớ ánh mắt nụ cười. Tình yêu trong âm thầm, nhút nhát, rụt dè, e ngại. Sau đó, họ vô tình lạc mất

nhau, để rồi cả một đời tìm nhau. Bài thơ đã để lại sự nhói buốt, thương tiếc khôn nguôi: “Rồi hai đứa xa nhau/ (Ngày đó qua đã lâu)/ Bây giờ gặp lại nhau/ Trâu thì không tìm nữa/ Tình vẫn thủa tìm trâu” (Tìm trâu)

Tình yêu trong thơ Lò Ngân Sủn nhuốm vị buồn đau, xa xăm, trống vắng cùng những luyến tiếc bởi những mối tình dang dở, tan vỡ. Yêu nhau không lấy được nhau để lại trong lòng nỗi niềm hoang hoải, dư vị đắng đót. Nhà thơ như có phần nào an ủi cho những mối tình dang dở ấy, mỗi năm một lần để cho đôi lứa yêu nhau, hẹn nhau đến chợ tình “Khau Vai”. Chợ tình là phiên chợ vô cùng ý nghiã mang giá trị nhân văn sâu sắc. Chợ tình Khau Vai đi vào đời sống người dân vùng cao như một huyền thoại về mối tình chàng Ba và nàng Út, dù rất yêu nhau nhưng do hai bên gia đình ngăn cấm, cùng với những tục lệ của dân tộc họ đã gạt nước mắt chia tay nhau. Hằng năm, vào ngày 27/3 âm lịch họ hẹn nhau đến chợ tình Khâu Vai, hát cho nhau nghe để rồi một năm đúng vào ngày đó họ mãi vĩnh viễn ra đi trong cùng nhau chọn đời chọn kiếp. Kể từ đó, chợ tình Khau vai đã được họp mỗi năm một lần để cho những đôi lứa yêu nhau không đến được với nhau, dù xa xôi cách trở vẫn tìm về gặp nhau tâm sự, trao nhau niềm thương nỗi nhớ. Tình yêu trong thơ Lò Ngân Sủn là mối tình một thuở yêu nhau nhưng dang dở, tan vỡ không lấy được nhau. Tình yêu với dự cảm, đau buồn phảng phất, chênh chao. Mỗi năm, họ gặp nhau ở phiên chợ tình Khâu Vai. Năm tháng trôi qua, phiên chợ không ồn ào mà chứa bao yêu thương, ngọt ngào, xen lần nỗi niềm đắng cay:

Em ơi

Yêu nhau không lấy được nhau Hẹn nhau đi chợ Khau Vai Mỗi năm ta gặp nhau một lần

(Mỗi năm ta gặp nhau một lần)

Thắng năm đầu hạ về với dự vị luyến tiếc mùa xuân. Cao nguyên đá dịu dàng hiền hòa trong sắc thắm hoa ban, hoa gạo. Cái nắng đầu mùa vàng tươi làm say lòng người, nhuộm hồng đôi má người thiếu nữ vùng cao. Đây là lúc lòng người bồi hồi náo nức mong mỏi được về phiên chợ tình. Phiên chợ ấy người ta không bán cũng chẳng mua mà chỉ để trao nhau một ánh nhìn, cái nắm tay rất vội, uống cùng nhau chén rượu, cùng nhau ôn lại chuyện xa xưa. Phiên chợ là cơ hội cho đôi lứa gặp nhau

mà không bị ai ngăn cấm. Sau ngày gặp gỡ ấy họ lại trở về với cuộc sống bình thường nhưng chất chứa trong mình mối tình câm lặng. Phiên chợ đủ lắng đọng dư vị tình yêu ngọt ngào thuở trước. Lò Ngân Sủn cho người đọc thấy phiên chợ lặng lẽ âm thầm nhưng bên trong nóng ran lên bao mối tình dang dở. Ẩn chứa trong đó là những ánh mắt kiếm tìm, bao mối tình chờ đợi, để lại nỗi niềm luyến tiếc đắng đót trong lòng người: “Phiên chợ/ Như cái chảo thắng cố/ Nóng lên bao mối tình dang dở/ Phiên chợ/ Như cái thúng cỏ khô/ Chất chứa bao mối tình chờ đợi” (Khau Vai).

Tình yêu ngang trái, dở dang trong chiến tranh đã được nhà thơ Lò Ngân Sủn kể lại câu chuyện bằng thơ buồn đến thắt lòng, thẫm đẫm nước mắt (Câu chuyên tình trên dòng sông Mã). Chiến tranh đã hằn sâu trong từng số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu sắc. Tình yêu trong bài thơ thật éo le đau đớn. Trên dòng sông Mã ấy đã chứng kiến tình yêu hạnh phúc của đôi trai gái. chiến tranh nổ ra người con trai lên chiến dịch Tây Bắc, người con gái tham gia dân công hỏa tuyến. Sau đó trên đường hành quân họ bất ngờ gặp nhau rồi hò hẹn nhau. Nhưng khi đến nơi hò hẹn thì không thấy chàng trai chỉ là bãi chiến trường ngổn ngang khói lửa. Cô gái tưởng người yêu đã hy sinh. và rồi cô gái đã lấy chồng. Hòa bình lập lại người con trai trở về làng bên dòng sông Mã bắt gặp cảnh người yêu cũ của mình bên gia đình. Chàng trai đã lặng lẽ bỏ làng ra đi. Để lại trong lòng người đọc sự buốt nhói. Chiến tranh như một nhát dao tàn ác đã chia cắt tình yêu đôi lứa, cắt cuộc đời đôi trai gái thành những khúc đoạn quặn đau. Tình yêu của họ khúc đầu những tưởng hạnh phúc bên nhau. Đến khúc sau chiến tranh ập đến họ tạm thời gạt tình cảm riêng tư theo tiếng gọi của cách mạng lên đường, cuối cùng chiến tranh đã vĩnh viễn cướp đi hạnh phúc của họ. Bước ra khỏi cuộc chiến, cuộc đời người con trai là đôi bàn tay trắng, mất tất cả, mất đi người mình yêu thương. Cô gái thì phải sống trong dằn vặt nhung nhớ như một kẻ phụ tình. Họ đã lạc mất nhau ngay trong thời bình không khói đạn, không tiếng súng:

Hòa bình lập lại

Người con trai trở về làng bên dòng sông Mã Bắt gặp người con gái đã có chồng có con Lòng người con trai thắt lại

Không sao chịu nổi Rồi lặng lẽ bỏ làng ra đi

Lang thang đất khách quê người

(Câu chuyện tình bên dòng sông Mã)

Tiếng thơ Lò Ngân sủn là nỗi niềm cô đơn, lỡ dở, trong tình yêu. Họ yêu nhau nhưng không thành đôi không nên vợ nêm chồng. Họ đi về hai ngả cuộc đời mà không có nhau. Sống trong sự cô đơn lạnh giá bủa vây. Tuy không đến được với nhau trơ trọi như hai cây thông sống giữa trời đất nhưng vẫn luôn nhớ về nhau: “Hai ta yêu nhau không thành đôi/ Mỗi người ở mỗi nhà khác nhau/.../ Hai ta yêu nhau không thành đôi/ Mỗi người như một cây thông/ Đứng/ Đợi/ Giữa/ Đất trời” (Hai ta)

Tình yêu dang dở không lấy được nhau để lại nỗi nhớ niềm thương suốt cuộc đời người con trai đã được nhà thơ Lò Ngân sủn diễn tả trong bài thơ (nhớ về em). Nhắc đến Tây Bắc là chúng ta nhắc đến mảnh đất với nhiều tục lệ nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, trong đó phải kể đến đó là tục “Bắt vợ”. Vào mùa xuân cũng là lúc những chàng trai hẹn bạn chuẩn bị cho ngày đi bắt vợ. Những đôi trai gái đến tuổi cập kê đem lòng yêu thương nhau hẹn hò nhau ở trên rừng, trên đường, hay phiên chợ sau đó đến xế chiều chàng trai nhờ bạn bè đến cưới cô gái về nhà. Tuy nhiên nhiều đôi lứa yêu nhau một thuở lại không đến được với nhau. Họ bị chính cha mẹ ngăn cấm và người yêu của họ lại bị người con trai khác bắt mất. Vì thế họ không thể đến được với nhau không nên vợ nên chồng. Đồng cảm thấu hiểu vơi những mối tình éo le ngang trái ấy, Lò Ngân Sủn đã thể hiện nỗi đau đớn giằng xé cả một đời nhớ về người mình yêu thương: “Ta đã không bắt được em/ Để em rơi vào tay người khác -

ta khổ/ Để em chui vào buồng người khác - ta buồn/ Để suốt đời ta cứ nhớ về em

(Nhớ về em)

Như vậy tình yêu đôi lứa trong thơ Y Phương và Lò Ngân Sủn chất chứa đầy đủ những cung bậc cảm xúc. Tình yêu không chỉ đơn thuần là hạnh phúc. Tình yêu còn ẩn chứa những bi kịch khổ đau, những nỗi niềm cá nhân với những dự cảm cô đơn khắc khoải, buồn đau lo âu khắc khoải. Tình yêu còn là những khi trái gió ngược trời hoang hoải đắng đót xót xa đến thắt lòng. Dù ở trạng thái nào thì tình yêu trong thơ

của hai người con núi đá ấy vẫn mang đến trong long người đọc hương vị đặc trưng của những con người vùng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 65 - 70)