Giọng điệu thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 93 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu thơ

Giọng điệu là một yếu tố nghệ thuật quan trọng trong một tác phẩm văn học, nó góp phần kiến tạo nên phong cách tiếng nói của nhà văn. Giọng điệu là phương tiện thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc của chủ thể sáng tạo. Nó là yếu tố thi pháp quan trọng cần thiết quyết định đến sự thành công của một tác phẩm văn học: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng

được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếng...Giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật”[12; tr.134].

Thơ tình yêu đôi lứa của Y Phương và Lò Ngân Sủn thể hiện phong phú đời sống tình cảm cùng với những cung bậc cảm xúc trong tình yêu của người dân tộc thiểu số vùng cao. Mỗi bài thơ là một giọng điệu khác nhau. Đó là giọng điệu tha thiết nồng nàn say đắm mãnh liệt trong tình yêu; giọng điệu ngợi ca yêu thương trân trọng; giọng điệu xót xa, day dứt trăn trở cho thân phận tình yêu tan vỡ; giọng điệu ngậm ngùi triết lý, đậm màu chiêm nghiệm khi nói về tình yêu. Qua đó cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn nữa về thế giới tâm hồn yêu của những con người miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình yêu đôi lứa trong tơ dân tộc thiểu số việt nam hiện đại (qua thơ y phương và lò ngân sủn) (Trang 93 - 94)