tín dụng:
Tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có một số tổ chức tín dụng đang trong giai đoạn đầu áp dụng BSC như Techcombank, MB, ACB, VPBank, Sacombank… Hiện tại việc áp dụng BSC gặp khá nhiều khó khăn không phải doanh nghiệp nào cũng thành công mà cũng có thất bại bởi nhiều nguyên nhân, một trong các nguyên nhân chủ chốt là thiếu chuyên gia hiểu sâu về công cụ BSC và có kinh nghiệm thực
tế vì vậy các doanh nghiệp trong nước thường thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài bởi họ có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên xây dựng BSC không thể ngày một ngày hai mà phải làm liên tục, xuyên suốt từ trên xuống dưới. Do vậy việc hệ thống đánh giá KPI, BSC trở nên không chính xác, thậm chí đổ vỡ sau một thời gian khi đơn vị tư vấn nước ngoài kết thúc hợp đồng trở về nước vì các chỉ số không còn phù hợp và doanh nghiệp không tự xây được hệ thống mới.
“Các chuyên gia của Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế sau rất nhiều thất bại từ việc thử nghiệm công cụ BSC từ chính doanh nghiệp của mình và nghiên cứu một số tổ chức khác đã rút ra 3 kinh nghiệm sâu sắc và doanh nghiệp nào muốn áp dụng phải nắm rõ 03 yếu tố này thì việc áp dụng BSC mới có thể thành công:
• Xây dựng BSC phải phù hợp với văn hoá Việt Nam
• Hệ thống BSC phải được thực hiện chậm rãi, không nôn nóng, và phải hiểu rằng đây là công cụ quản lý để công việc tốt hơn chứ không phải hệ thống quy trách nhiệm.
• Có sự quyết tâm của toàn công ty, lãnh đạo phải hiểu rõ công cụ, có nhóm hạt nhân xây dựng hệ thống, rồi từ từ lan toả ra toàn bộ công ty”.[12]
Kết luận: Việc áp dụng BSC tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang còn mới mẻ, tất yếu sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề về kinh phí đầu tư, cần chuyên gia để triển khai, lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ cả lợi ích và thách thức trong việc ứng dụng BSC, hiểu và có thể hiệu chỉnh BSC vào bối cảnh cũng như đặc trưng của doanh nghiệp mình.
Mỗi doanh nghiệp có loại hình kinh doanh, đặc điểm, tính chất, qui mô của công ty hoàn toàn khác nhau nên việc vận dụng bộ thước đo của BSC không thể rập khuôn mà phải xây dựng sao cho phù hợp với 4 phương diện tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ và đào tạo & phát triển.Việc xét tỷ trọng và việc chấm điểm cũng phải dựa trên tính chất của doanh nghiệp và những lãnh vực hoạt động cụ thể.
Tại hội thảo “Balanced Scorecard cho phát triển bền vững” do Viện Marketing và Quản trị Việt Nam (VMI) tổ chức trong tháng 5/2011, ông Alan
Fell, chuyên gia BSC được Viện BSC quốc tế công nhận, đã đưa ra kết quả nghiên cứu về hiệu quả áp dụng BSC với các DN trên thế giới. Có 70% số DN áp dụng BSC đạt “kết quả đột phá” hoặc “tốt hơn những công ty cùng nhóm”. Trong khi đó, có tới 43% DN không áp dụng BSC “đạt kết quả kém hơn công ty cùng nhóm” hoặc “hiệu quả kinh doanh không bền vững” [12].
Chính vì vậy, việc triển khai và áp dụng BSC là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nó giúp doanh nghiệp nhìn được tổng quan, đánh giá toàn diện tình hình công ty, từ đó đưa ra những hướng giải pháp để cải thiện tình hình công ty.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua việc nghiên cứu về lý thuyết thẻ điểm cân bằng ở chương một giúp người đọc biết đến BSC như là một hệ thống nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể thông qua việc thiết lập một hệ thống để đo lường thành quả hoạt động trong một tổ chức trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, qui trình hoạt động nội bộ và học hỏi & phát triển.
Bên cạnh đó chương một của luận văn cung cấp thông tin về nguồn gốc của phương pháp thẻ cân bằng điểm BSC đồng thời cho thấy được sự cần thiết khi ứng dụng phương pháp này. Trên cơ sở lý thuyết luận văn đã đánh giá ưu, nhược điểm của BSC, những điều kiện cần thiết để có thể ứng dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm tại các doanh nghiệp.
Hiện nay BSC đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với rất nhiều điển hình thành công trong hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Việc áp dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn đang còn mới mẻ, tất yếu sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề về kinh phí đầu tư, cần chuyên gia để triển khai, lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ cả lợi ích và thách thức trong việc ứng dụng BSC, hiểu và có thể hiệu chỉnh BSC vào bối cảnh cũng như đặc trưng của doanh nghiệp mình.
Mỗi doanh nghiệp có loại hình kinh doanh, đặc điểm, tính chất, qui mô của công ty hoàn toàn khác nhau nên việc vận dụng bộ thước đo của BSC không thể rập khuôn mà phải xây dựng sao cho phù hợp với 4 phương diện tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ và đào tạo & phát triển.Việc xét tỷ trọng và việc chấm điểm cũng phải dựa trên tính chất của doanh nghiệp và những lãnh vực hoạt động cụ thể.
Việc nghiên cứu lý thuyết thẻ cân bằng điểm ở chương một tạo tiền đề cho tác giả tiến hành phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua phương pháp BSC.
CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG THẺ CÂN BẰNG ĐIỂM BALANCEDSCORECARD ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK VÕ VĂN NGÂN 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
“ Được thành lập vào ngày 27/09/1993, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Về quy mô hoạt động :
● Năm 2006 : vốn tự có là 1.516 tỷ đồng ; Tổng tài sản là 18.000 tỷ đồng , có trên 10.000 ngân hàng đại lý , gần 100 điểm giao dịch và 1.600 cán bộ nhân viên.
● Năm 2007 : vốn tự có là 2.700 tỷ đồng ; Tổng tài sản sản là 30.000 tỷ đồng; có trên 200 điểm giao dịch và 2.500 cán bộ nhân viên.
● Năm 2011: Vốn điều lệ tăng 1.856 tỷ đồng từ 6.932 tỷ đồng lên 8.788 tỷ đồng trong đó có 1.765 tỷ đồng trích từ lợi nhuận giữ lại và 91 tỷ đồng nguồn dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
● Năm 2012: Tổng tài sản đạt 179.934 tỷ đồng. Cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính vững chắc và ổn định. Techcombank sở hữu một mạng lưới chi nhánh rộng khắp
với 316 chi nhánh và 1.247 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngoài ra, với một lực lượng nhân sự lên tới trên 7.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu chung của Ngân hàng – trở thành tổ chức tài chính cung cấp các giải pháp tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
Cũng trong năm 2012, Ngân hàng đã dời Hội sở đến địa điểm mới đến một trong những tòa nhà hiện đại và tiện nghi bậc nhất Việt Nam, tọa lạc tại trung tâm Thành
phố Hà Nội, Tòa tháp Techcombank 191 phố Bà Triệu.
Về đầu tư công nghệ :
● Năm 2001, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
● Năm 2003, chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003, triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003, nối mạng trực tuyến toàn hệ thống. ● Năm 2005, nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Temenos T24 R5 vào 03/12/2005.
● Năm 2011, chuyển đổi sang công nghệ cơ sở dữ liệu Oracle, hoàn thiện nâng cấp của hệ thống ngân hàng lõi T24R10 giai đoạn 2, hoàn thiện hệ thống quản trị tín dụng cá nhân, Hệ thống tự động hóa xử lý và thẩm định hồ sơ tín dụng (LOS) nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân.
● Sang năm 2012, hơn 47.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm khoảng 65% doanh số tín dụng và 90% doanh thu từ các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Techcombank hiện đang cung cấp “siêu thị dịch vụ tài chính trọn gói” hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài bao gồm tài khoản, tiền gửi, tín dụng, đầu tư dự án, tài trợ xuất nhập khẩu, quản lý nguồn tiền, bao thanh toán, thuê mua, dịch vụ ngoại hối và quản trị rủi ro, các chương trình cho vay ưu đãi và hỗ trợ xuất nhập khẩu theo các thỏa thuận ký với các tổ chức quốc tế.
Với số lượng khách hàng bán lẻ lên đến 2.806.534 khách, chiếm 27% doanh số tín dụng của Techcombank. Với khách hàng cá nhân, Techcombanh cung ứng trọn bộ các sản phẩm ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu có thể phát sinh của khách hàng bao gồm các sản phẩm tài khoản, tiết kiệm, tín dụng, thanh tóan, thẻ, đầu tư, bảo lãnh, bảo quản tài sản trên nền tảng công nghệ hiện đại của hệ thống Globus, rất thuận
tiện và có nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng, trong đó trụ cột là các nhóm sản phẩm thẻ, tài trợ tiêu dùng và cho vay mua nhà trả góp.
Trên thị trường liên ngân hàng, Techcombank hiện là một trong những ngân hàng năng động trong giao dịch với các công ty lớn và tổ chức tài chính khác.
Techcombank hiện đang cung ứng các sản phẩm ngoại hối, giao dịch vốn, chiết khấu chứng từ có giá, các công cụ phái sinh và quản trị rủi ro cho rất nhiều khách hàng trong nước trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và sàn giao dịch lớn trên thế giới.
● Năm 2012, dường như đã trở thành một thông lệ mỗi năm, Techcombank tiếp tục đón nhận 12 giải thưởng danh giá do nhiều tạp chí tài chính uy tín hàng đầu thế giới như Global Finance, The Asian Banker, Finance Asia, hay The Asset trao tặng. Từ năm 2010, số lượng giải thưởng liên tục tăng lên và trong năm nay con số đã vượt qua 10 giải thưởng quốc tế của năm 2011, ghi nhận một năm thành công với những cam kết và hướng đi đúng đắn.
Tầm nhìn
Gần hai mươi năm tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, cùng với mạng lưới chi nhánh trải đều trên 43 tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc, Techcombank đang có thế mạnh và lợi thế trong việc thấu hiểu và đáp ứng tốt nhất các nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng của khách hàng trên khắp cả nước. Dựa trên những thế mạnh đó, chúng tôi đang hướng tới một tầm nhìn rõ ràng và nhất quán, trở thành Ngân hàng tốt nhất Việt Nam cung cấp các giải pháp tài chính ưu việt nhất cho khách hàng. Đồng thời, Techcombank cũng mong muốn trở thành một doanh nghiệp có môi trường làm việc hàng đầu cho các nhân viên của mình. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một doanh nghiệp thông hiểu, tôn trọng và quan tâm đến nhân viên cũng như khách hàng bởi chính điều này làm cho Techcombank khác biệt và nổi bật.
Sứ mệnh:
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng là trọng tâm.
Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thong qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá trị cốt lõi:
Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng Techcombank trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Liên tục cải tiến có nghĩa là Techcombank không ngừng học hỏi và phát triển, cải tiến để phục vu khách hàng tốt hơn, đem đến những dịch vụ hoàn hảo.
Tinh thần phối hợp có nghĩa là luôn tin tưởng vào đồng nghiệp và hợp tác để cùng mang lại giá trị tốt nhất cho Ngân hàng.
Phát triển nhân lực có nghĩa là Ngân hàng luôn tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho những cán bộ đạt thành tích.
Cam kết hành động : Techcombank luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành”.[13]
2.1.2 Giới thiệu chung về Techcombank CN Võ Văn Ngân
Tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Võ Văn Ngân.
Tên viết tắt: Techcombank Võ Văn Ngân.
Trụ sở chính : 6 Võ Văn Ngân, P. Trường Thọ, Q. Thủ Đức, TPHCM.
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Võ Văn Ngân là một đơn vị hạch toán phụ thuộc vào hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập ngày 19/12/2009.
2.1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Huy động vốn theo các quy định, hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam thông qua các hình thức sau:
● Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
● Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng. Cho vay bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp, tổ chức tài chính trong và ngoài nước theo quy định và trong phạm vi quyền hạn theo phân cấp/uỷ quyền của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C và nhờ thu kèm chứng từ), chiết khấu, bao thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Cất giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ có giá và các tài sản quý khác cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thực hiện cung ứng các phương tiện thanh toán và thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thu chi hộ, nhờ thu, dịch vụ ngân quỹ cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh về tiền gửi, tiền vay theo quy chế quản lý vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Thực hiện chế độ kế toán, quản lý tài chính và lập báo cáo tài chính theo quy định của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và theo chế độ hiện hành.
Thực hiện công tác quản lý ngân quỹ theo quy định
2.1.2.2 Sơ đồ tổ chức
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
Giám đốc:
Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Được quyền quyết