3.2 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Techcombank Võ
3.2.1.4 Tăng dư nợ cho vay
Để đẩy mạnh hoạt động tín dụng thì Chi nhánh cần đề xuất ý kiến lên Hội sở Ngân hàng, cần phải hoàn thiện cơ chế tín dụng.
Đối với thủ tục cho vay: Hiện nay ngân hàng yêu cầu người vay phải có nhiều loại giấy tờ, vì vậy nên giảm thủ tục hành chính, đỡ tốn kém thời gian cho cả hai bên, một số giấy tờ không cần phải sao y công chứng như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn… không cần phải sao y bản chính chỉ cần nhân viên tín dụng có đối chiếu bản chính và xác nhận, giảm thủ tục rườm rà cho khách hàng.
Về quy trình tín dụng:
Đối với mô hình phê duyệt tập trung như Techcombank hiện nay thì luôn có 2 luồng quan điểm trái chiều giữa Bộ phận Tín dụng và thẩm định. Một bên tìm mọi cách để bán hàng – còn một bên tìm ra rủi ro, vì vậy khó khăn đặt ra là phải cân bằng giữa 2 bộ phận này: bán hàng phải biết chọn lọc khách hàng còn thẩm định cần linh hoạt hơn trong xử lý hồ sơ, không quá cứng nhắc rập khuân.
Vì các khoản vay đều chuyển lên Bộ phận thẩm định Hội sở để thẩm định và phê duyệt nên thời gian thường kéo dài, bộ phận này thường không gặp trực tiếp khách hàng mà chỉ phỏng vấn qua điện thoại nên khó hình dung ra tình hình kinh doanh của khách hàng như thế nào dẫn đến sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Đề xuất phương hướng: đối với Khối thẩm định giảm thiểu thời gian xử lý hồ sơ vay (thay vì đối với hồ sơ thông thường phải mất 2 ngày thì cam kết xử lý trong vòng 1 ngày để tăng sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác, theo dõi thời gian cam kết trên phần mềm để nhân viên tín dụng có thể biết được tình trạng hồ sơ), linh hoạt hơn trong xử lý hồ sơ. Đề xuất cho Chi nhánh, phòng giao dịch quyền tự quyết đối với những hồ sơ vay cá nhân tối đa 500 triệu đồng và doanh nghiệp tối đa 1 tỷ đồng.
Về tài sản đảm bảo: Đặc điểm của bất động sản khu vực lân cận Techcombank Võ Văn Ngân thuộc quận Thủ Đức, Quận 9, Bình Dương…nhiều khu vực chưa có quy hoạch rõ ràng, vì vậy đa phần hồ sơ vay bắt buộc phải xin thông tin quy hoạch, điều này rất phiền hà và mất thời gian của người vay cũng như thời gian xử lý hồ sơ của ngân hàng, khách hàng cảm thấy phiền phức và chuyển ngân hàng khác.
Chính điều đó, Chi nhánh cần phải kiến nghị lên Khối Quản trị rủi ro và Phát triển sản phẩm nên mua lại thông tin quy hoạch của các địa bàn lân cận định kỳ khi có thông tin thay đổi giúp Ngân hàng tự kiểm tra vấn đề quy hoạch mà không cần khách hàng phải đi xin thông tin.
Về chế độ lãi suất, phí: Ngân hàng cần có chính sách lãi suất linh hoạt, áp dụng với các khách hàng cụ thể nhưng đảm bảo thu nhập hợp lý cho ngân hàng. Đặc biệt ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất ưu đãi cho các khách hàng truyền thống có lịch sử vay và trả nợ vay tốt.
Đưa ra các gói tín dụng ưu đãi cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp để cạnh tranh với các ngân hàng TMCP lớn như ACB, MB, Eximbank..
Đề xuất công ty định giá của Techcombank giảm phí định giá cho khách hàng, phí định giá sẽ được trả lại cho khách hàng nếu không được vay.
Về năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên tín dụng: Chi nhánh cần quan tâm đến việc đào tạo sản phẩm, các kỹ năng cần thiết để bán hàng. Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các nhân viên tín dụng để giúp học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho nhau.
Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên.