2.4 Những vấn đề còn hạn chế của Techcombank Võ Văn Ngân nhìn từ BSC
2.4.4 Phương diện về đào tạo – phát triển
Techcombank và Ngân hàng Á Châu được biết đến như những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tốt cho các Ngân hàng bởi những chương trình đào tạo bài bản, khắt khe và những áp lực thực tế.
Xét chung các tiêu chí về phương diện đào tạo và phát triển, Chi nhánh tuân thủ tốt nhưng có một vấn đề rất quan trọng mà Chi nhánh Võ Văn Ngân nói riêng và hệ thống nói chung cần giải quyết là tỷ lệ nhân viên gắn bó không cao và đó chính là bài toán đưa ra cho các nhà lãnh đạo của Techcombank cần giải quyết. Ngoài ra, Chi nhánh cần tổ chức nhiều hơn nữa các chương trình xã hội từ thiện, vừa đóng góp cho xã hội, vừa tạo được hình ảnh cho Techcombank Võ Văn Ngân góp phần nâng cao thương hiệu Techcombank.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Ở chương này, tác giả phân tích về tình hình kinh doanh tại Techcombank Võ Văn Ngân giai đoạn 2010 – 2012, bao gồm các hoạt động về huy động, cho vay, dịch vụ ngân hàng đồng thời đánh giá nó qua góc nhìn của bốn khía cạnh BSC: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ, đào tạo & phát triển.
Thông qua việc đánh giá thực trạng kinh doanh tác giả đã khái quát những hạn chế còn tồn tại của Ngân hàng nhìn từ BSC, giúp Ban lãnh đạo nhìn nhận được tổng quan về hoạt động của Chi nhánh đồng thời tìm ra phương hướng khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Từ việc nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động ở chương hai sẽ tạo cơ sở cho tác giả đưa ra một số nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TECHCOMBANK VÕ VĂN NGÂN