Nội dung quản lý NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 39)

5. Kết cấu luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý NSNN

Công tác quản lý NS được thể hiện bằng chu trình quản lý thông qua ba khâu: Lập dự toán NS, chấp hành NS và quyết toán NS. Nội dung từng khâu thể hiện như sau:

1.2.3.1. Quản lý lập dự toán NSNN

Một chu trình NSNN được bắt đầu khâu lập dự toán NSNN. Đây là quá trình phân tích, đánh giá quan hệ giữa khả năng và nhu cầu các nguồn tài chính của cấp huyện để từ đó xác lập các chỉ tiêu thu, chi dự toán NS hàng năm một cách phù hợp. Lập dự toán NS thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chấp hành và quyết toán NS. Vấn đề quan trọng hàng đầu của khâu lập dự toán NS là phải tính toán đầy đủ, đúng đắn, có căn cứ các chỉ tiêu thu chi của NSNN trong kỳ kế hoạch.

* Căn cứ lập dự toán

Để dự toán NS của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phải dựa vào những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước trong năm kế hoạch.

Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo.

Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu, tiêu chuẩn định mức chi NS do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu, chi NS năm.

Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý NS cho huyện.

Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ NS tỉnh, thành phố.

Thứ sáu, lập dự toán NS phải căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NS của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.

* Nguyên tắc lập dự toán

Trong quá trình lập NS phải quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong từng yếu tố như sau:

- Với kế hoạch NS phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Dự toán NS của huyện phải phản ánh đầy đủ các khoản thu chi theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành, kể cả các khoản thu, chi từ nguồn viện trợ và các khoản vay;

- Với dự toán NS của huyện phải đảm bảo tính cân đối theo nguyên tắc: Dự toán NS của các năm trong thời kỳ ổn định phải cân bằng giữa thu, chi trên cơ sở các khoản thu, chi đã được quy định;

- Với báo cáo dự toán NS phải kèm theo bảng thuyết minh chi tiết các cơ sở, căn cứ tính toán.

* Nội dung của dự toán

Xây dựng dự toán NSNN cần đảm bảo đầy đủ các nội dung sau:

- Căn cứ trên dự toán đã được phê duyệt đầu năm và các nhiệm vụ trọng tâm đã được xây dựng, đơn vị lập dự toán đánh giá tình hình thực hiện NSNN của năm hiện hành gồm: đánh giá, phân tích tình hình kinh tế xã hội để đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thu, chi NS trong năm hiện hành; đánh giá tình hình công tác triển khai và kết quả thực hiện dự toán thu, chi NSNN của năm hiện hành cụ thể trên từng lĩnh vực.

- Dựa trên đánh giá tình hình kinh tế xã hội và tình hình thực hiện dự toán NSNN năm hiện hành, đơn vị lập dự toán xác định mục tiêu phát triển

kinh tế xã hội của năm kế hoạch và xây dựng dự toán ngân sách đảm bảo phù hợp với mục tiêu và tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

- Về thu NSNN, dự toán được xây dựng theo các khoản thu chính sau: Xây dựng dự toán thu nội địa; Xây dựng dự toán thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu; Các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí; giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp khác). Khi xây dựng dự toán thu NSNN phải tổng hợp toàn bộ các nguồn thu phát sinh trên địa bàn và căn cứ trên số kiểm tra về dự toán thu được cơ quan có thẩm quyền thông báo. Dự toán thu phải bảo đảm tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, pháp luật thu từ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, cần chú ý những chế độ, chính sách thu mới được ban hành sửa đổi, bổ sung và đã có hiệu lực thi hành từ năm dự toán tác động của việc thực thi các cam kết hội nhập quốc tế; hiệu quả từ các hoạt động tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi trốn, lậu thuế, chuyển giá, làm giá.

- Về chi NSNN, các đơn vị xây dựng dự toán cần chú ý xây dựng dự toán theo các nội dung sau: Xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển, xây dựng dự toán chi thường xuyên, xây dựng dự toán thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng dự toán dự phòng NSNN và xây dựng Dự toán chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách, các Bộ, cơ quan Trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi phải chặt chẽ và chi tiết đối với từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc đồng thời rà soát lại tất cả các khâu trong công tác phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN, đặc biệt là vốn đầu tư XDCB và vốn vay, viện trợ, nhằm đảm bảo việc phân bổ ngân sách đúng mục tiêu, đúng chế độ, đúng đối tượng; việc quản lý, sử dụng ngân sách phải chặt chẽ, hiệu quả, có chế độ báo cáo, kiểm tra, kiểm toán, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Công tác chuẩn bị dự toán NS hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo. Quá trình lập dự toán NS huyện được tuân thủ theo ba bước chuẩn bị và lập dự toán như sau: Bước 1: Thông báo số kiểm tra; Bước 2: Lập dự toán; Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên. Cụ thể:

Bước 1: Thông báo số kiểm tra:

Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan Nhà nước, cần đòi hỏi phải có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thông báo số kiểm tra dự toán.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán NS nhà nước cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới đảm bảo số thu không thấp hơn số kiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu.

UBND huyện căn cứ vào thông báo số kiểm tra, hướng dẫn lập dự toán của UBND huyện để xây dựng và gửi số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí đơn vị dự toán cơ sở.

Bước 2: Lập dự toán

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính.

+ Lập dự toán thu

Dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khai nhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị.

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị căn cứ tình hình thực tế của đơn vị để lập dự toán thu. Theo cách phân loại các cơ quan Nhà nước, có thể chia việc lập dự toán thu đối với các cơ quan, đơn vị làm 2 cách. Đó là:

và giao dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước.

- Đối với các đơn vị có thêm nguồn thu sự nghiệp thì ngoài việc lập dự toán thu trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách.

+ Lập dự toán chi

Đối mỗi đơn vị thì việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theo nguyên tắc:

Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo.

Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định.

Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động của địa phương.

Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước.

Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất.

+ Lập Báo cáo thuyết minh dự toán

Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Tài chính kế hoạch tiến hành lập Bản Báo cáo thuyết minh dự toán. Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ ra được các nội dung sau:

Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán

Cơ cấu thu, chi tài chính dự toán có phù hợp với định mức quy định hay không

Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo như thế nào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó

Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán

Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên

Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; cơ quan Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ

đề nghị cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi đơn vị.

1.2.3.2. Quản lý chấp hành dự toán NSNN

Chấp hành NS là một trong ba khâu của chu trình NS: đó là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NS năm trở thành hiện thực.

Chấp hành ngân sách Nhà nước là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch NSNN năm trở thành hiện thực và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước; thông qua chấp hành NSNN mà đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

* Căn cứ thực hiện chấp hành dự toán NSNN:

Căn cứ vào dự toán NS năm đã được phê duyệt và NSNN đã được cấp đồng thời căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao, các định mức, chế độ chính sách hiện hành, đơn vị sử dụng NS thực hiện dự toán thu, chi NS theo đúng các quy định, định mức của nhà nước.

* Nội dung chấp hành dự toán NSNN

Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và bố trí cấp kinh phí NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn. Việc chấp hành NSNN thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của Chính phủ trong đó Bộ Tài chính có vị trí quan trọng giúp Chính phủ trong việc điều hành và thực hiện NS.

Các cơ quan, đơn vị phải nộp cho Kho bạc nơi cơ quan, đơn vị giao dịch, quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan nhà nước và các đơn vị dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản lý.

của mình đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao.

Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải thực hiện dự toán nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả.

Các cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào ngân sách.

Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước, trường hợp đặc biệt cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều trong năm để chi. Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kế hoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí.

Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Trong quá trình chấp hành NS nếu có sự thay đổi về nguồn thu và nhiệm vụ chi, thực hiện như sau: Số tăng thu và số tiết kiệm chi do dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng NS. Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng. Khi phát sinh công việc đột xuất như: chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chi cấp bách khác được phép sử dụng dự phòng NS để chi trả. Trường hợp số thu, chi có biến

động lớn so với dự toán cần điều chỉnh tổng thể UBND trình HĐND quyết định điều chỉnh dự toán.

* Trình tự chấp hành dự toán

-Phân bổ và giao dự toán:

Sau khi được nhận được quyết định từ cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho đơn vị thực hiện dự toán, đơn vị căn cứ vào các định mức, quy định của nhà nước, mục tiêu được giao để thực hiện phân bổ, giao dự toán chi tiết dự toán thu, chi ngân sách để căn cứ thực hiện.

- Tổ chức thực hiện chấp hành dự toán thu NSNN:

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý có chia ra từng khu vực kinh tế, địa bàn và đối tượng thu chủ yếu và hình thức thu (Thu trực tiếp tại kho bạc nhà nước, thu qua cơ quan thuế, thu qua các ngân hàng liên kết với NSNN - điểm thu NSNN) gửi cơ quan tài chính. Chi cục thuế lập dự toán thu thuế, phí- lệ phí và các khoản thu thuộc phạm vi quản lý. Cơ quan tài chính và các cơ quan khác được uỷ quyền lập dự toán thu các khoản thu còn lại. Chỉ có phòng tài chính, chi cục thuế và các cơ quan khác được uỷ quyền giao nhiệm vụ thu, chi NS (gọi là cơ quan thu) được tổ chức thu NSNN trên điạ bàn mình quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)