Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý NS của huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)

5. Kết cấu luận văn

4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường quản lý NS của huyện Yên

Phong, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017 -2022

Cùng với sự phát triển nền kinh tế của đất nước như hiện nay thì yêu cầu về tài chính phục vụ cho nhu cầu phát triển là rất lớn, do vậy trong công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thì công tác quản lý thu, chi NSNN hiệu quả là rất cần thiết. Trong điều hành và quản lý thu, chi NSNN huyện Yên Phong trong thời gian tới trên cơ sở quan điểm như sau:

Thứ nhất, thực hiện đổi mới NSNN, cụ thể hóa chính sách tài chính, tăng cường pháp chế trong quản lý NSNN, cụ thể là:

- Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới NSNN theo định hướng của Đảng và Nhà nước là: phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên kết đầu tư phát triển, ra sức tiết kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa.

- Cần cụ thể hoá các chính sách tài chính, kết hợp với đặc điểm KT-XH địa phương tạo động lực góp phần phát triển sản xuất, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hoá nông thôn.

- Nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống pháp luật tài chính đảm bảo phát huy vai trò kiểm tra, giám sát NSNN nhằm tăng cường trật tự kỷ cương tài chính chống tham ô, tham nhũng, lãng phí làm thất thoát tài sản, tiền vốn của Nhà nước và nhân dân. Chấp hành các quy định của Luật NSNN ở tất cả các cấp NS và các đơn vị sử dụng NS, trong tất cả các khâu từ xây dựng dự toán, phân bổ, phân cấp và điều hành quản lý đến việc thực hiện thanh toán, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN, đổi mới cơ cấu NS cấp huyện nhằm tăng tính chủ động trong quản lý và sử dụng NSNN, thực hiện thu, chi NS theo đúng quy

định.

Thứ hai, huy động và tận dụng tối đa mọi nguồn lực xã hội nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và bền vững, tăng cường tiềm lực tài chính địa phương. Đa dạng hoá hình thức huy động vốn, như khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư, quỹ tín dụng để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế, tầng lớp dân cư cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT - XH phục vụ cho quá trình phát triển KT - XH góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực hiện các chính sách động viên khuyến khích nhằm khai thác các nguồn thu thông qua thuế, phí và lệ phí từ tất cả các khu vực, nuôi dưỡng và bồi dưỡng các nguồn thu NSNN.

Mặt khác thực hiện phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả, chú trọng cho đầu tư xây dựng cơ bản, kết hợp với phát triển văn hoá giáo dục, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời động viên được mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển KT - XH ở địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá một số nội dung chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế xã hội, từng bước góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Thứ ba, tăng cường công tác chống thất thu thuế nhằm tăng thu NS, tạo nguồn thu ổn định vững chắc cho NSNN. Có các chính sách tài chính nhằm động viên, khuyến khích các doanh nghiệp địa phương tăng khả năng tích luỹ để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, ổn định và tăng trưởng nguồn thu cho NS.

Thứ tư, nâng cao năng lực và hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước các cấp. Từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý tài chính ở xã, thị trấn, đảm bảo bộ máy quản lý tài chính đủ năng lực, trình độ để hoàn thành mọi nhiệm vụ trong thời kỳ mới của đất nước; cần quy định rõ chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của từng tổ chức trong hệ thống quản lý và sử dụng NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)