Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu, chi NSNN

- Danh mục các khoản thu.

- Số lượng và cơ cấu các khoản thu NSNN. - Số khoản chi NSNN.

* Nhóm chỉ tiêu thực hiện quản lý thu, chi NSNN

- % hoàn thành kế hoạch thu, chi NSNN

- % thực hiện so với định mức Nhà nước về thu, chi NSNN - Số lượng và tỷ lệ chênh lệch giữa thu và chi NSNN

* Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý NS Nhà nước

Quản lý Nhà nước tốt phải dựa trên “tứ trụ”: trách nhiệm, sự minh bạch, khả năng dự đoán được (tính kế hoạch) và sự tham gia. Quản lý NSNN tốt và hiệu quả vẫn là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia, các cấp NS.

Một số tiêu chí để đánh giá công tác quản lý NS như sau:

Mức độ hoàn thành kế hoạch

Dự toán NSNN là bản dự trù các khoản thu, chi NS theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện thu, chi NS. Dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi NS một cách khoa học và hợp lý.

Để đánh giá hiệu quả của việc lập dự toán bằng cách lấy kết quả thực hiện thu, chi NS thực tế so sánh với dự toán gốc được phê duyệt (cả về số tương đối và tuyệt đối). Nếu tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch quá cao có thể do kế hoạch lập dự toán không sát? Tỷ lệ % quá thấp, không đạt dự toán phải tìm hiểu trong quá trình thực hiện có vấn đề gì ảnh hưởng đến kế hoạch? Còn nếu như tỷ lệ % kế hoạch tăng đột biến phải xem xét nguyên nhân mới có thể đưa ra được đánh giá xác thực.

Người ta cũng có thể so sánh kết quả thực hiện thu, chi NS của năm nay so với năm trước để đưa ra đánh giá về mức tăng trưởng thu, chi NSNN so với cùng kỳ.

Mức độ thâm hụt NS

Thâm hụt NS được xác định bằng chênh lệch giữa chi NS và thu NS của một thời kỳ nhất định, thông thường là một năm NS. Thâm hụt NS tổng thể xảy ra khi trường hợp thu NS nhỏ hơn chi NS và trong trường hợp ngược lại là thặng dư NS:

Thâm hụt (thặng dư) NS = Tổng thu NS - tổng chi NS

Khi xác định chỉ tiêu thâm hụt NS, người ta thường xem xét đến thâm hụt NS thường xuyên (chênh lệch giữa thu thường xuyên và chi thường xuyên của NSNN). Nếu quốc gia, địa phương có thặng dư NS thường xuyên có nghĩa là quốc gia, địa phương đó đang có tiết kiệm để sử dụng cho đầu tư phát triển. Một quốc gia, địa phương có thâm hụt NS thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bất ổn về tài khoá. Việc cắt giảm chi thường xuyên để giảm thâm hụt NS bao giờ cũng là vấn đề nhạy cảm và dễ gây ra những phản ứng tiêu cực từ người dân. Thông thường khi đối mặt với thâm hụt NS kéo dài, giải pháp giảm chi thường xuyên thường là giải pháp được sử dụng sau cùng khi không gian sử dụng các giải pháp không còn.

Mức độ sai phạm trong quản lý NS

Nếu như tiêu chí “mức độ hoàn thành kế hoạch” để đánh giá tính hiệu quả trong công tác quản lý NS thì chỉ tiêu “mức độ sai phạm” có thể coi là tiêu chí để đánh giá nguyên nhân, tồn tại của việc quản lý NS chưa hiệu quả từ đó tìm ra biện pháp khắc phục những tồn tại đó. Ở tiêu chí này khi đi phân tích công tác quản lý NS ở cả ba khâu, dựa trên những đánh giá việc thực hiện thu, chi NS để chỉ ra:

- Số quyết toán thu NS không đạt dự toán: Nguyên nhân? Kết quả đó đã tương xứng với vai trò, nguồn lực của nền kinh tế chưa? Số tăng thu chủ yếu ở lĩnh vực thu không thường xuyên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN: thể hiện tính thiếu ổn định, bền vững của nguồn thu? Hay công tác quản lý thu thuế quy mô chưa đủ lớn, biện pháp xử lý các vi phạm chưa đúng theo quy định của pháp luật?

- Chi thường xuyên còn tình trạng lãng phí, chi sai chế độ quy định, một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán: Nguyên nhân? Do dự toán không hợp lý hay do tổ chức thực hiện không đảm bảo? Ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu phát triển KTXH, đến nguồn lực NSNN? Chi đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều sai phạm: Nguyên nhân? Ảnh hưởng? Trách nhiệm? Biện pháp giải quyết?...

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)