Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 42)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Nhân tố khách quan

* Hệ thống pháp luật và các thể chế tài chính

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý KT - XH: pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh, Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội.

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi NS của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành và quyết toán NS. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi NS, sử dụng quỹ NS. Thể chế tài chính quy định, chế định đến những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu chi NS trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi NS. Vì vậy phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn, phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác quản lý tài chính NS đạt hiệu quả.

* Phân cấp quản lý NS

Phân cấp quản lý NSNN là xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm

vụ thu chi của ngân sách. Phân cấp quản lý NSNN là cách tốt nhất để gắn các hoạt động của NSNN với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm tạo sự chủ động và nâng cao tính tự chủ của từng địa phương với mục tiêu tập trung đầy đủ, kịp thời, đúng chính sách, đúng chế độ các nguồn tài chính quốc gia và phân phối, sử dụng công bằng, hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu được hoạch định. Phân cấp quản lý NSNN không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế, mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính. Mỗi cấp chính quyền đều có các nhiệm vụ cần đảm bảo bằng nguồn tài chính nhất định, các nhiệm vụ đó do mỗi cấp trực tiếp đề xuất và bố trí chi tiêu sẽ có hiệu quả hơn là sự áp đặt từ trên xuống. Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và điều kiện thực tế cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền các địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động sáng tạo của địa phương mình trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó quản, lý điều hành ngân sách huyện phụ thuộc rất lớn vào phân cấp quản lý ngân sách từ Trung ương đến Tỉnh.

* Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập

Thu, chi NS địa phương phụ thuộc lớn vào sự ổn định, phát triển nền kinh tế của địa phương. Việc quản lý thu, chi NS luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn NS và sử dụng có hiệu quả mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế tài chính, mức chi tiêu NS phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do vậy, trong quá trình hoạch định chính sách thu chi NSNN ở các quốc gia, người ta luôn quan tâm đến nhân tố này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)