Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 117)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Để làm tốt công tác quản lý NSNN các cấp, tăng thêm hiệu quả các hoạt động quản lý NS, Nhà nước cần hoàn thiện một số vấn đề về cơ chế quản lý NSNN như:

- Về cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với các cấp NS:

Một là, về thu NS, cần phải phân biệt rõ tính chất các khoản thu phát sinh trên địa bàn để áp dụng cơ chế và phương thức quản lý cho phù hợp theo nguyên tắc vừa đảm bảo đúng tính chất của khoản thu NS vừa đơn giản, thuận lợi cho công tác quản lý, ghi chép sổ sách của cán bộ quản lý NS. Theo nguyên tắc này, đối với các khoản thu theo luật định, nhất thiết phải được phản ánh vào tài khoản thu NSNN.

NS. Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định KT - XH, trật tự an ninh trên địa bàn, góp phần quản lý NSNN được dân chủ, công khai, công bằng xã hội. Để đạt được những mục đích này về chi NS cần giải quyết hai vấn đề:

+ Có chế độ chi tiêu tài chính phù hợp cho từng nhiệm vụ chi, để tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính như chi về lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá thông tin,... như vậy chúng ta mới có các căn cứ quản lý thanh toán và kiểm tra, giám sát.

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn nữa nhằm thực hiện chế độ giao quyền tự chủ về tài chính cho toàn bộ các đơn vị sử dụng NSNN.

Ba là, hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp NS theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, từng bước giao quyền tự chủ cho chính quyền các cấp, đặc biệt chú trọng cơ chế cho phép các địa phương, cơ sở mở rộng thêm nguồn thu tuỳ theo khả năng đặc thù của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi nên thực hiện như sau:

Về phân cấp nguồn thu, Luật NSNN đã xác định cụ thể việc phân cấp các khoản thu từng cấp NS được hưởng 100%, các nguồn thu điều tiết... Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp này cho thấy cần phải hoàn thiện cơ chế này theo hướng:

+ Đối với nguồn thu NS mỗi cấp được hưởng 100%: Đây được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp NS, vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho NS cấp dưới để giúp NS cấp dưới chủ động hơn trong quản lý NS. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho NS cấp huyện, cấp xã trong các

lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm tới các nguồn thu này.

+ Đối với nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp NS: Thực hiện giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa các cấp NS để từng bước tăng cường nguồn thu cho NS cấp dưới.

- Về công tác thanh tra tài chính:

Công tác thanh tra tài chính thời gian tới càng tập trung thì hiệu quả càng cao. Hiện tại, theo cơ cấu tổ chức, ngoài thanh tra tài chính ở Bộ Tài chính còn có thanh tra thuế, thanh tra kho bạc. Các hệ thống thanh tra này hoạt động chưa có sự gắn kết với nhau, đôi khi còn chồng chéo dẫn tới giảm hiệu lực của công tác thanh tra. Đi đôi với kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Tài chính, thì các hành lang pháp lý cùng ngày càng cần được nâng cao.

Việc lựa chọn làm công tác thanh tra và nâng cao năng lực thanh tra viên nhằm nâng cao uy tín của tổ chức thanh tra cũng là một trọng tâm mà thời gian tới phải làm.

Để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành NS Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm. Như vậy, muốn có cán bộ đội ngũ thanh tra, kiểm toán Nhà nước thì cần phải xây dựng các công ty kiểm toán một cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để tránh những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)