Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NS huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 107)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán NS huyện

Lập dự toán NSNN phải bám sát quy hoạch phát triển KT-XH của huyện, căn cứ vào chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng của từng địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, song với thực trạng trong khâu lập dự toán tại huyện Yên Phong cần phải khắc phục ngay tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, nộp dự toán chậm dẫn đến chậm trong công tác tổng hợp xây dựng dự toán chung của huyện.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý địa phương và cấp huyện về tầm quan trọng, trách nhiệm quản lý NSNN. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền trong công tác thuế, xác định nhiệm vụ thu NS trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị nhằm nâng cao hiệu lực quản lý của cơ quan Nhà nước, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thu NS hàng năm.

Lập dự toán NSNN phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch NS năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán NSNN phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính đồng thời phải đảm bảo đúng thời gian và quy trình từ dưới cơ sở tổng hợp lên, có như vậy mới sát đúng với thực tế từng địa phương, đơn vị.

* Dự toán thu NS

Khi lập dự toán thu phải căn cứ vào hành lang pháp lý thu được áp dụng trong năm kế hoạch và khả năng thực hiện các chi tiêu KT-XH và NS năm trước, dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trưởng kinh tế và nguồn thu năm sau mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh

doanh trên địa bàn nhằm hạn chế việc trốn lậu thuế của các đối tượng nộp thuế, cần tính đúng và đầy đủ các sắc thuế theo đúng quy định.

Để giải quyết tồn tại này, HĐND và UBND cấp huyện phải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân lên kế hoạch cụ thể cho NS:

- Cán bộ thuế phải phối hợp chặt với các xã, thị trấn, nắm chắc số liệu trên từng địa bàn đến từng thôn, tổ dân phố để thống kê đầy đủ các hộ kinh doanh (cả hộ và doanh thu). Lập sổ bộ thuế đầy đủ, chính xác số hộ kinh doanh cố định và kê khai. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu NS, cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp NS, dự kiến số thuế GTGT được hoàn theo chế độ gửi cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS.

- Phòng Tài chính huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị, địa phương lập dự toán NS thuộc phạm vi mình quản lý, phối hợp với cơ quan Thuế đồng cấp lập dự toán thu NSNN trên địa bàn. Dự toán NSNN phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường. Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế GTGT, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

- Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo bộ phận kế toán NS xã lập dự toán thu NS cấp xã phải bám sát vào chế độ, chính sách và tình hình phát triển KT-XH của địa phương, tránh tình trạng giấu nguồn thu để tăng trợ cấp hoặc tăng thu để tăng chi đầu tư XDCB dễ dẫn đến phá vỡ dự toán chung của huyện.

- Các cơ quan phối hợp đôn đốc, thường xuyên kiểm tra các cơ quan thu sử dụng chứng từ thu phù hợp, theo dõi tiến độ nộp tiền vào NS kịp thời

qua xác nhận của KBNN nơi giao dịch nhằm tập trung nguồn thu kịp thời vào NSNN.

* Dự toán chi NS

Xây dựng dự toán chi NS phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm của kế toán và thủ trưởng các đơn vị dự toán NS và chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong công tác lập dự toán chi. Hạn chế đến mức thấp nhất việc bổ sung, điều chỉnh sự toán trong năm, tránh tình trạng các cơ quan quản lý chạy theo từng việc cụ thể của đơn vị rất khó quản lý NS theo dự toán được duyệt từ đầu năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)