Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra đối với NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 114)

5. Kết cấu luận văn

4.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm tra đối với NSNN

Một trong các giải pháp hữu hiệu trong quản lý NSNN đó nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra đối với NSNN. Điều này góp phần vào việc đảm bảo việc quản lý NS, đặc biệt là quản lý chi NS đạt hiệu quả cao, chi đúng định mức, đúng quy định của nhà nước. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới, các cơ quan thanh tra cần quan tâm thực hiện đồng bộ những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng sau:

Thứ nhất, tăng cường chỉ đạo định hướng đối với hoạt động thanh tra, thường xuyên nắm chắc tình hình để xây dựng kế hoạch thanh tra trình cấp có UBND huyện, HĐND huyện phê duyệt, đồng thời tiến hành thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra các hiện tượng tiêu cực, vi phạm, tham nhũng, như quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường; quản lý tài chính, thu chi ngân sách; quản lý và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; quản lý, sử dụng vốn, tài sản và hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước... nhằm góp phần vào việc chống thất thoát nguồn thu NSNN cũng như chi NS không đúng quy định, vượt quá định mức. Bên cạnh việc thanh tra theo kế hoạch là chủ động nắm tình hình dư luận và đơn, thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân để nghiên cứu, đề xuất và tiến hành các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, từ đó kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật, tham nhũng.

Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Việc ban hành kết luận thanh tra, các kiến nghị và các quyết định xử lý kết quả thanh tra phải đúng pháp luật, khách quan, kịp thời, nghiêm minh, nhưng cũng phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi. Đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì phải kịp thời phối hợp với cơ quan công an và viện kiểm sát nhân dân để đánh giá, làm thủ tục chuyển hồ sơ ngay cho cơ quan công an điều tra làm rõ.

Thứ tư, quan tâm nâng cao chất lượng, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thanh tra, nhất là về kỹ năng tác nghiệp thanh tra, kỹ năng tham mưu kết luận và kiến nghị xử lý vi phạm được phát hiện qua thanh tra. Chú trọng việc giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra; thực hiện tốt văn hóa thanh tra; xây dựng người cán bộ, công chức thanh tra có đạo đức, có văn hóa, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Khi phát hiện cán bộ thanh tra có biểu hiện lệch lạc, vi phạm nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thì phải có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nếu vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Các cơ quan thanh tra tích cực, gương mẫu triển khai tổ chức thực hiện quy định và các giải pháp về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính NS, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực

Công tác cán bộ luôn là hạt nhân của mọi lĩnh vực, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức. Yếu tố có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác quản lý NS đó là chất lượng, trình độ và phẩm chất của lực lượng cán bộ làm công tác tài chính NS. Kinh tế càng ngày càng phát triển, xã hội ngày càng hiện đại, phức tạp, do đó cán bộ quản lý NS phải đủ trình độ,

năng lực và đạo đức tốt. Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức được quyết định trước hết và chủ yếu bởi quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Để làm tốt được điều này cần chú trọng những vấn đề sau:

- Thực hiện tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ quản lý tài chính NS làm cơ sở xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính. Theo đó, đội ngũ này phải là những người có năng lực chuyên môn cao, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế xã hội cũng như các cơ chế chính sách khác của Nhà nước. Đồng thời phải có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện những yêu cầu trên, hàng năm, cơ quan tài chính phải rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng quản lý... Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người.

- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý tài chính và NS cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị cơ sở nói chung, cán bộ tài chính xã, thị trấn và đội ngũ cán bộ xã về quản lý NS xã nói riêng, để mọi người hiểu và nhận thức được đúng yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình đồng thời tự tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm, để có đủ khả năng thực hiện những thẩm quyền và trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ.

- Tiếp tục công tác tập huấn, đào tạo những nội dung quan trọng, chủ yếu của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, có kế hoạch tập huấn, đào tạo đối với đại biểu HĐND, một số thành viên UBND các cấp được giao nhiệm vụ liên quan đến công tác tài chính - NS Nhà nước.

- Xây dựng cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, rõ ràng. Khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao, có nhiều sáng kiến trong công tác thực tiễn. Nghiêm khắc xử lý đối với cán bộ cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý kinh tế - tài chính gây thất thoát vốn NSNN, những cán bộ lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác quản lý NSNN để vụ lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)