Những hạn chế, bất cập trong quản lý NSNN của huyện Yên Phong,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Những hạn chế, bất cập trong quản lý NSNN của huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh

* Công tác lập dự toán

Việc xây dựng dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị còn mang tính đối phó, chưa chú trọng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ và các mục tiêu

đã đặt ra. Thuyết minh dự toán và cơ sở tính còn sơ sài, chất lượng thấp. Vì vậy gây khó khăn cho công tác thẩm định của cơ quan tài chính. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác lập dự toán, chưa bao quát hết nhiệm vụ hoạt động của đơn vị sẽ phát sinh trong năm kế hoạch dẫn đến không dự nguồn cho các nhiệm vụ chi phát sinh này trong dự toán bảo vệ đầu năm, khi triển khai nhiệm vụ lại đề nghị bổ sung dự toán chi.

* Về chấp hành dự toán

Đối với quản lý thu NS: Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tư vấn thuế của xã chưa cao, có lúc, có nơi còn mang tính chất khoán thu cho đội thuế. Công tác quản lý hộ gia đình kinh doanh chưa được quan tâm, chưa có biện pháp hợp lý trong công tác thu thuế kinh doanh vận tải, kinh doanh thầu xây dựng tư nhân.

Nguồn thu trong năm không đều đặn, tập trung vào cuối năm, ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ trong năm kế hoạch. Tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn tiếp diễn do cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ nộp thuế còn dây dưa, chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Cơ cấu chi NS giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên của huyện trong thời gian qua vẫn chưa đạt đến cơ cấu hợp lý, hiệu quả.

Đối với quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản: Việc giải ngân và thanh toán vốn đầu tư XDCB còn dàn trải, kém hiệu quả. Chất lượng thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án, dự toán đôi khi còn chưa tốt, không sát với thực tế, còn mắc lỗi số học. Trong quá trình kiểm soát hồ sơ thanh toán của KBNN, khi phát hiện sai sót phải chờ Chủ đầu tư trình UBND tỉnh, huyện và các ngành chức năng điều chỉnh, bổ sung mới thực hiện được việc tạm ứng, thanh toán vốn. Điều này dẫn tới tình trạng chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư XDCB và gây khó khăn, bức xúc cho Chủ đầu tư khi phải đi lại nhiều lần để làm thủ tục thanh toán.

Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư XDCB thường xuyên thay đổi và điều chỉnh gây khó khăn cho công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Các định mức, đơn giá cho công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư... do cơ quan có thẩm quyền ban hành còn chưa đồng bộ và thống nhất nên hiệu quả công tác kiểm soát chi chưa cao.

Đối với quản lý chi thường xuyên: Việc xây dựng thực hiện kế hoạch thu và cấp phát chi NS theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện nghiêm túc. Nhưng việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng, chưa báo quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán, gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN và việc chủ động điều hành NS của các cơ quan quản lý.

Tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí NS, vốn và tài sản của Nhà nước vẫn còn diễn ra: việc chấp hành tiêu chuẩn, định mức chi của một số đơn vị sử dụng NSNN còn chưa đúng với chế độ quy định. Nhiều khoản chi được quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức nhưng các đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành, tìm những sơ hở của văn bản quy định để "lách luật" như chi hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách hay mua sắm tài sản...; nhiều khoản chi lãng phí chưa kiểm soát được như chi về xăng dầu, văn phòng phẩm...; việc quản lý tài sản còn thiếu chặt chẽ.

* Về quyết toán NS huyện

Qua kiểm tra thực tế cho thấy nhìn chung công tác quyết toán NS đúng quy định nhưng chưa đạt chất lượng cao. Các đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, hạch toán mục lục NS Nhà nước. Cán bộ kế toán chưa độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, đôi khi là kiêm nhiệm; báo cáo quyết toán NS hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm, chất lượng chưa cao, thuyết minh quyết toán đã tuân thủ các biểu mẫu nhưng còn sơ sài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)