Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Khả năng kiểm soát thu, chi qua kho bạc còn hạn chế, thủ tục kiểm soát còn rườm rà, không khoa học dẫn đến người đến thanh toán mất nhiều thời gian trong thanh toán.

- Công tác khai thác nguồn thu cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cán bộ thu và chính quyền địa phương. Sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện Yên Phong, sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong quản lý ngân sách nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Thuế và Kho bạc nhà nước, Tài chính và cơ quan tư pháp trong việc tổ chức, triển khai, giám sát, xử lý vi phạm trong thu, chi ngân sách nhà nước cấp huyện là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Các ngành có liên quan như Thanh tra, Thuế, Tài nguyên môi trường trong công tác chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công việc chung nên hiệu quả còn thấp. Vậy để quản lý ngân sách nhà nước tốt cần có sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện sự phối hợp chặt chẽ của các ngành có liên quan như Thanh tra, Thuế, Kho bạc nhà nước, Tài nguyên môi trường trong việc thực hiện nhiệm vụ chung.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy, cán bộ quản lý ngân sách huyện cần phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách nhà nước. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác,

giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước.

Trong những năm vừa qua, phòng Tài chính kế hoạch huyện thường xuyên có sự thay đổi nhân sự, do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý ngân sách nhà nước. Tuy nhiên cùng với năng lực chuyên môn và ý thức nhiệt tình trong công việc, bản lĩnh chính trị cao của các đồng chí trong cơ quan nên đã loại trừ được sai lệch trong các khâu trong quản lý ngân sách nhà nước và thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước. Ngược lại, nếu cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém, bản lĩnh chính trị không vững vàng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện. Nếu một khâu trong quá trình quản lý ngân sách thực hiện không tốt chẳng hạn như lập dự toán không sát với thực tế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chi dẫn đến tình trạng sai sót trong điều hành ngân sách địa phương.

Bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý NSNN. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý ngân sách nhà nước.

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý thu, chi NSNN trên địa bàn huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)