Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý NSNN tại huyện Yên Phong,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

5. Kết cấu luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra về quản lý NSNN tại huyện Yên Phong,

Bắc Ninh

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về NSNN; tổ chức hệ thống NSNN; những yêu cầu cơ bản về quản lý thu, chi NS và tổ chức hệ thống NS một số địa phương, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý NSNN cũng như quản lý thu, chi NSĐP ở huyện Yên Phong, như sau:

Thứ nhất, cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi NS, coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Thứ hai, kiểm tra quyết toán thu chi cần chú trọng đến hiệu quả quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán NSNN cần được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối.

Thứ ba, mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN.

Thứ tư, để thực hiện mục tiêu giảm chi phí thì cần có sự lựa chọn nhiều hơn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp, cũng như việc giảm quy mô bộ máy chính quyền.

Thứ năm, tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các nhà quản lý liên quan đến NS và nhân sự.

Thứ sáu, cần mở rộng hơn việc khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ bảy, phân cấp mạnh hơn việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền cơ sở gắn với việc chuyển giao nguồn lực tài chính cho họ để làm cho việc cung cấp các dịch vụ sát với yêu cầu của người dân, hạn chế được sự lãng phí nguồn lực.

Thứ tám, hiện đại hóa hệ thống thu thuế tại cơ quan thuế và hệ thống quản lý thu, chi tại KBNN nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời đồng thời tiết kiệm được nguồn nhân lực.

Thứ chín, công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán quản lý NSNN cũng cần phải được coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển KT - XH.

Thứ mười, thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế, phân cấp quản lý thu, chi NS, mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN trên cơ sở thống nhất chính sách, chế độ. Tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của pháp luật, thực hiện quản lý tài chính và sử dụng linh hoạt các nguồn lực tài chính; thi hành các biện pháp tài chính cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương đồng thời loại bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào NS cấp trên.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)