Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý NSNN của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 103)

5. Kết cấu luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quản lý NSNN của

huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, Một số địa phương chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng và trách nhiệm quản lý NSĐP.

Tuy có sự phân cấp quản lý nhưng có một số lãnh đạo các xã, thị trấn, một số cán bộ quản lý cấp huyện chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc quản lý NS: một số địa phương xây dựng dự toán thu chi thấp để khi thực hiện đạt và vượt dự toán thu để bố trí chi hàng năm; một số địa phương cố ý lập dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế, dự toán chi cao để xin bổ sung cân đối, có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của NS cấp trên.

Thứ hai, việc thực hiện chu trình quản lý NS còn nhiều bất cập.

Cụ thể:

* Công tác lập dự toán NS chưa tốt, hiệu quả chưa cao

Chất lượng lập dự toán thu chi NS của một số đơn vị cấp xã còn chưa cao, các tài liệu và số liệu của báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kỳ trước, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp để xây dựng nhiệm vụ thu chi năm kế hoạch còn sơ sài, đôi khi không có đánh giá, chỉ có số liệu tổng hợp theo mẫu biểu yêu cầu của cấp trên một cách chiếu lệ.

Các đơn vị sử dụng NS huyện còn chưa coi trọng công tác lập dự toán, chưa tính toán hết nhiệm vụ hoạt động của đơn vị trong năm kế hoạch. Dẫn đến việc tính dự toán thiếu nội dung hoặc mang tính ước đoán thiếu độ chuẩn xác, gây khó khăn cho công tác tổng hợp dự toán của cơ quan quản lý tài chính.

Trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích và lập dự toán NS chưa chuyên sâu, chưa nghiên cứu tìm tòi và chưa có tầm nhìn bao quát tổng hợp để có thể nắm bắt những thay đổi của các chính sách mới, chưa dự kiến được những nhiệm vụ sẽ phát sinh trong năm kế hoạch để lập dự toán kịp thời.

* Chấp hành NS và kiểm soát chi NS chưa hiệu quả

đầu năm đã được huyện triển khai nghiêm túc. Tuy nhiên công tác quản lý nguồn thu còn chưa triệt để, chưa có biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp trốn thuế. Cơ quan Thuế chỉ dừng lại ở việc thông báo tên doanh nghiệp bỏ trốn, số lượng xêri hóa đơn mang theo, chưa xử lý đến tận gốc của việc sử dụng hóa đơn.

Công tác kiểm tra các đối tượng nộp thuế chưa thường xuyên, liên tục nhằm phát hiện sai sót, uốn nắn kịp thời, do vậy tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn xảy ra. Ý thức chấp hành các luật thuế, chính sách thuế của một số hộ kinh doanh, đối tượng nộp thuế chưa cao.

Việc thực hiện cấp phát chi NS theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện tương đối nghiêm túc, tuy nhiên do việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng dẫn đến trong năm phải điều chỉnh, bổ sung nhiều, chưa tạo điều kiện cho KBNN trong việc thực hiện kiểm soát chi cũng như sự chủ động điều hành NS của các cơ quan quản lý.

Đặc biệt ở khối xã do mục lục NS còn phức tạp, hình thức theo dõi, cấp phát, thanh toán, quyết toán còn có điểm chưa phù hợp với trình độ của cán bộ cấp xã hiện nay.

* Công tác quyết toán NS còn chậm về thời gian và chưa được coi trọng về chất lượng

Hầu hết các cơ quan, đơn vị và địa phương đều được trang bị phần mềm kế toán hành chính sự nghiệp và phần mềm kế toán NS xã; tuy nhiên, do trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều nên có một số địa phương sử dụng phần mềm kế toán chưa thông thạo đồng thời chưa phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ vào chương trình kế toán máy nên đến cuối năm công tác khoá sổ lập báo cáo quyết toán năm thường chậm trễ so với thời gian quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.

Mặt khác số liệu quyết toán hầu hết dựa vào báo cáo của kho bạc lập và gửi cho cơ quan, đơn vị, trong năm khi hạch toán MLNS Nhà nước thường xử

lý theo ý kiến chủ quan của cán bộ chuyên môn của cơ quan KBNN nên số liệu quyết toán tổng hợp từ các cơ quan, đơn vị chủ yếu dựa vào báo cáo quyết toán của KBNN, vì vậy công tác khoá sổ lập báo cáo quyết toán NS huyện thường chậm.

Thời gian xét duyệt, thẩm định số liệu báo cáo quyết toán thường từ tháng 3 đến tháng 6 năm sau nhưng thời gian chỉnh lý quyết toán theo Luật định của NS địa phương đến 31/01 năm sau. Khi xét duyệt, thẩm định số liệu báo cáo quyết toán phát hiện sai sót trong việc hạch toán MLNS hoặc những khoản thu chi chưa đúng chế độ quy định thì việc điều chỉnh trong báo cáo quyết toán NS huyện cũng không thực hiện được trong năm quyết toán thì đã hết thời gian chỉnh lý quyết toán. Các khoản thu, chi sai đều được xử lý trong niên độ NS năm sau. Vì vậy, số liệu quyết toán hàng năm mang tính chính xác chưa cao.

Công tác tự kiểm tra và kiểm tra trước quyết toán ở một số đơn vị còn chưa được coi trọng dẫn đến chất lượng báo cáo quyết toán nộp cơ quan thẩm định không cao, còn nhiều sai sót.

Thứ ba, năng lực, trình độ chuyên môn của một bộ phận công chức làm công tác tài chính, thuế còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, nhất là ở cấp xã.

Đội ngũ cán bộ quản lý NS tại một số địa phương còn thiếu kiến thức về quản lý kinh tế, tài chính và năng lực tổng kết thực tiễn, chỉ đạo, quản lý điều hành; có nhiều trường hợp quản lý điều hành thu, chi còn nặng cảm tính, quyền lực, thiếu cơ sở khoa học, còn chưa tuân thủ nghiêm theo quy định pháp luật.

Trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ thuế còn chưa cao, chưa nắm chắc địa bàn, tình hình biến động của các hộ sản xuất kinh doanh. Ý thức trách nhiệm công việc và năng lực chuyên môn của hầu hết đội ngũ cán bộ hợp đồng uỷ nhiệm thu ở các xã, thị trấn còn hạn chế.

một số là cán bộ kiêm nhiệm, không nắm vững nguyên tắc quản lý tài chính, yếu về năng lực, không sâu về nghiệp vụ đặc biệt là khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ của Nhà nước còn hạn chế; một số là lao động hợp đồng lâu năm chưa được vào biên chế nên còn thiếu độ nhiệt tình và trách nhiệm với công việc được giao.

Do trình độ chuyên môn và trình độ tin học còn thấp, cán bộ quản lý NS của cơ quan tài chính huyện Yên Phong còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình khai thác, sử dụng và điều hành hệ thống Tabmis.

Thứ tư, Hệ thống chính sách pháp luật về quản lý NS còn chưa ổn định và thiếu đồng bộ.

Việc ban hành chế độ, chính sách về kiểm soát chi còn chậm, tình trạng Luật ra rồi nhưng còn chờ Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt những văn bản phân cấp cho địa phương hướng dẫn thực hiện thường rất chậm không đáp ứng được những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý và kiểm soát chi NSNN.

Cơ chế kiểm tra, kiểm soát chi qua KBNN còn lỏng lẻo, mặc dù đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung, song vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ cho việc thực hiện kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Trong văn bản hướng dẫn còn nhiều kẽ hở để các đơn vị có cơ hội "lách luật". Cá biệt có những nội dung mâu thuẫn với nhau làm cho đối tượng thực hiện gặp nhiều khó khăn.

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NSNN TẠI HUYỆN YÊN PHONG TỈNH BẮC NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)