Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Các yếu tố khách quan

- Mức độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của các tổ chức kinh tế và của người dân ảnh hưởng lớn đến tình hình thu chi NS tại địa phương. Nguồn thu chủ yếu của NSNN là từ thuế, phí, lệ phí và khai thác nguồn tài nguyên, đó là các khoản thu thuế từ các công ty, cơ sơ sản xuất, kinh doanh và dịch vụ... Vì vậy tốc độ phát triển kinh tế, xã hội càng cao thì các nguồn thu cho NSNN càng lớn. Các năm gần đây cơ cấu kinh tế của huyện Yên Phong đã chuyển

dịch theo hướng tích cực, công nghiệp dịch vụ, thương mại tăng lên. Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện được đầu tư đồng bộ và tốt hơn nên đã, đang và sẽ thu hút được các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất kinh doanh, do vậy thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân của người dân trong huyện tăng lên. Khi mức sống của người dân trong huyện ở mức cao hơn nên việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước có thể rất dễ dàng, công tác thu thuế hiện nay thuận lợi hơn.

- Các chế độ chính sách của nhà nước chưa ổn định, thường xuyên thay đổi, khó vận dụng. Mức độ phù hợp với thực tế của Luật và các quy định của các chính sách của Nhà nước và của địa phương liên quan đến công tác Quản lý ngân sách nhà nước có tác động lớn đến công tác quản lý NSNN, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý NSNN trên một địa bàn nhất định. Nên việc ban hành quy định về quản lý của cơ quan quản lý cấp trên đúng đắn, phù hợp sẽ tạo điều kiện để tăng cường và phát triển về KT-XH, ổn định ANQP. Chế độ chính sách phải mang tính khả thi, phù hợp với pháp luật hiện hành của Nhà nước, đảm bảo quản lý chặt chẽ không có kẽ hở để tránh thất thoát tài sản Nhà nước và còn tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý NSNN huyện và làm cho quản lý ngân sách ở huyện hiệu quả hơn. Chế độ chính sách phải mang tính ổn định, tránh thay đổi nhiều để thuận lợi cho việc triển khai thực hiện. Còn nếu Luật và các văn bản dưới luật, các chính sách của địa phương mà không phù hợp với thực tế sẽ gây khó khăn trong việc quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện.

- Việc phân cấp phải bảo đảm tính tập trung dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, đảm bảo nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch của ngân sách. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW với NSÐP, giữa các cấp NSÐP cần phù hợp với thực tế. Thẩm quyền giữa các cấp không chồng chéo, quy trình ngân sách đon giản hơn

không phức tạp. Quy định về phạm vi thu, chi ngân sách rõ ràng, việc quản lý các khoản thuế, phí, lệ phí thống nhất. Ðể tạo quyền chủ động cho huyện, HÐND cấp tỉnh cần phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, cho từng cấp ngân sách ở huyện cho phù hợp với thực tế của từng huyện trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)