Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Nhân tố chủ quan

* Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong quản lý NSĐP

Để tham gia chỉ đạo, điều hành và quản lý NS, các cấp lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN, hiểu rõ NSĐP được hình thành từ đâu? Tại sao phải quản lý NSĐP đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu của chu trình NS: Lập dự toán NS - Chấp hành dự toán NS - Quyết toán NS. Phải nắm vững vai trò, đặc điểm của NSNN và NS từng địa phương, đặc biệt là ảnh hưởng của các nhân tố như các chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ, ảnh hưởng của hội nhập, ảnh hưởng của kinh tế thị trường... Nắm vững các nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn thu NS, đối tượng thu NSNN, yêu cầu của Nhà nước về đảm bảo chi NSNN, các đối tượng chịu thụ hưởng từ NS.

* Tổ chức bộ máy quản lý

Để tổ chức quản lý NS, chính quyền các cấp đều xây dựng cơ cấu, tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ quy định. Tổ chức bộ máy quản lý phải gọn nhẹ, phù hợp với thực tế và mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ, tránh trùng lắp nhưng vẫn kiểm tra, kiểm soát được lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nếu tổ chức bộ máy quản lý không phù hợp thì công tác quản lý NSNN sẽ kém hiệu quả, chất lượng thấp, dễ gây thất thoát lãng phí cho NSNN.

* Hệ thống kiểm soát, thanh tra

Mục đích của việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm soát là nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện tham nhũng lãng phí; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý chính sách, pháp luật để

kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy các nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước, lợi ích hợp pháp của các cơ quan đơn vị, tổ chức kinh tế và các cá nhân. Đây là một nhân tố có tác động và ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả của công tác quản lý.

* Trình độ cán bộ quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ. Tổ chức bộ máy cồng kềnh với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trì trệ, lạc hậu trong tổ chức điều hành, thực thi chức năng, nhiệm vụ, cản trở lớn đến sự phát triển KT- XK của một quốc gia nói chung và của từng địa phương nói riêng. Các chính sách luật pháp đều do con người trực tiếp triển khai thực hiện, nếu tổ chức bộ máy Nhà nước cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ chồng chéo, con người, đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp không nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì dễ dẫn đến sai phạm trong quá trình thực thi công vụ và hiệu quả quản lý NS thấp, gây ra thất thoát, lãng phí.

* Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý

Để thực hiện chức năng quản lý theo nhiệm vụ được giao, các cơ quan quản lý NS từ Trung ương đến địa phương tại các quốc gia không thể không có những thông tin cơ bản cần thiết và sự kết nối tích hợp các thông tin theo yêu cầu quản lý. Theo yêu cầu của hội nhập và phát triển, các phương thức thu thập thông tin thủ công thực sự không còn phù hợp cả về chất lượng và thời gian, không còn phù hợp cả về độ chính xác và an toàn. Đổi mới tài chính công song song với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NSNN, phối hợp quản lý thu; thực hiện thanh toán điện tử, hạch toán kế toán trên mạng diện rộng rút ngắn thời gian giao dịch đồng thời công khai trong chi tiêu, mua sắm, đầu tư; kết nối, trao đổi thông tin giữa KBNN, cơ quan tài chính và đơn vị sử dụng NSNN, giúp cho hoạt động giao dịch ngày càng thuận tiện, tăng tính

minh bạch đối với công tác kiểm soát chi NSNN, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN. Vì vậy xây dựng kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng trong quản lý NSNN là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương. Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)