Thực trạng công tác quản lý quyết toán NSNN huyện Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 87)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Thực trạng công tác quản lý quyết toán NSNN huyện Yên

Cuối năm tài chính, các cơ quan thu và đơn vị sử dụng NS huyện sẽ tiến hành rà soát, kiểm tra đối chiếu các chứng từ thu, chi NS của cả năm và lên các báo cáo quyết toán các khoản thu, chi NS huyện theo các quy định của nhà nước.

Kết quả khảo sát về việc đánh giá về quyết toán dự toán NSNN huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.11. Kết quả khảo sát đánh giá về quyết toán NSNN huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

TT Nội dung

Mức độ đánh giá

Rất tốt Tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Không chấp nhận Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) Số lượng (người) cấu (%) 1 Tổ chức bộ máy kế toán và quyết toán NS huyện 57 53,77 13 12,26 33 31,13 3 2,83 0,00 2 Khóa sổ kế toán 55 51,89 27 25,47 22 20,75 2 1,89 0,00

NS huyện 3 Quyết toán NS huyện 43 40,57 45 42,45 17 16,04 1 0,94 0,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Có thể thấy việc thực hiện quyết toán NSNN của huyện Yên Phong là rất tốt với số phiếu đánh giá là rất tốt đạt 40,57% và chưa đạt yêu cầu chỉ có 0,94% tổng số phiếu khảo sát. Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kế toán và quyết toán NSNN của huyện Yên Phong mức độ tin tưởng chưa đạt yêu cầu vẫn còn cao so với khóa sổ kế toán và công tác quyết toán NS.

Tình hình quyết toán NS huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.12. Quyết toán thu, chi NS huyện Yên Phong (giai đoạn 2015 - 2017)

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Tổng các khoản thu NS 523.193 571.342 611.939

1 Các khoản Thu trong cân đối NS 150.698 150.698 174.995 2 Các khoản thu để lại đơn vị quản

lý qua chi NSNN 24.602 27.873 17.353

3 Bổ sung từ NS cấp trên 347.893 392.771 419.591

II Tổng chi NS huyện 520.850 565.830 622.360

1 Tổng số chi cân đối NS 500.276 539.858 597.279

a Chi đầu tư phát triển 68.888 83.948 131.760

b Chi thường xuyên 368.554 398.901 403.761

c Chi bổ sung NS cấp dưới 50.628 51.125 53.038

STT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

2 Chi quản lý qua ngân sách 20.574 25.972 25.081

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Yên Phong) 3.2.3.1. Thực trạng quyết toán thu NS huyện

Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan thu và UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, rà soát các khoản thu trong năm, kiểm tra đối chiếu chứng từ thu tiền từ nhân dân và giấy nộp tiền vào NSNN, nộp tiền vào tài khoản tiền gửi hợp pháp khác mở tại kho bạc qua xác nhận của KBNN; kiểm kê quỹ tiền mặt; đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký đối chiếu số liệu, gửi Phòng Tài chính huyện để tổng hợp báo cáo UBND huyện.

Phòng Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý. Trong khi tổng hợp lập báo cáo quyết toán NS huyện, Phòng Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng của số liệu. Kiểm tra việc tuân thủ hạch toán kế toán vào mục lục NS, kiểm tra tính đúng đắn của nội dung tính chất nguồn thu, việc tuân thủ quy định pháp luật về tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp NS. Đồng thời căn cứ số liệu tổng hợp tại KBNN để lập báo cáo quyết toán thu NS huyện hàng năm.

Để đánh giá tình hình thực hiện thu qua các năm, sau khi tổng hợp lập báo cáo quyết toán, cơ quan tổng hợp phân tích các chỉ tiêu thu trong năm so với dự toán và so với số thực hiện cùng kỳ năm trước. Qua đó, phân tích những chỉ tiêu thu đạt, không đạt, nguyên nhân vì sao để đề ra hướng phấn đấu cho những năm tiếp theo.

Thời điểm chốt số liệu quyết toán thu NS huyện là ngày 31/12 năm tài chính, số quyết toán thu và số thực hiện thu NS cơ bản không khác nhau. Nhìn chung, việc thực hiện thu NS huyện trong giai đoạn 2015 - 2017 đều đạt và

vượt kế hoạch so với dự toán.

Những biến động về tình hình KT - XH trong thực tiễn nêu trên gây không ít khó khăn cho công tác dự toán, lập kế hoạch. Chính vì vậy đòi hỏi người làm công tác dự báo, lập kế hoạch cần bám sát thực tế, nắm được tình hình thức tế, hết sức nhạy cảm với tình hình kinh tế trên địa bàn mới có thể đưa ra con số dự báo, lập kế hoạch ít phải điều chỉnh.

3.2.3.2. Thực trạng quyết toán chi NS huyện

Cuối năm xã, phường, thị trấn và các đơn vị sử dụng dự toán tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, hoàn các khoản tạm ứng của NSNN, thanh toán dứt điểm các khoản tồn đọng và thực hiện khoá sổ quyết toán, đối chiếu với KBNN, rà soát kiểm tra các khoản chi thường xuyên còn dở dang chưa thanh toán để xin cấp có thẩm quyền chuyển nguồn sang năm sau, kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký và gửi về phòng Tài chính huyện tổng hợp và xét duyệt quyết toán. Theo quy định báo cáo quyết toán gồm có báo cáo bằng số liệu gồm các bảo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình thực hiện dự toán NS và thuyết minh báo cáo quyết toán nhằm phân tích những nguyên nhân tăng, giảm quyết toán so với dự toán.

Phòng Tài chính khi tổng hợp số liệu quyết toán có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu và các thông báo xét duyệt quyết toán của Sở Tài chính cho các đơn vị dự toán cấp dưới, số tiền và chương, loại, khoản, mục trên quyết toán phải phù hợp với số kinh phí thực rút của đơn vị tại KBNN trong năm; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính kế toán Nhà nước và một số nội dung khác có liên quan.

Trên cơ sở báo cáo quyết toán do phòng Tài chính huyện trình, UBND huyện xem xét, ký và gửi HĐND huyện đồng thời gửi Sở tài chính. Ban kinh tế xã hội của HĐND huyện làm việc với phòng Tài chính huyện để xác minh

tính đúng đắn của số liệu báo cáo quyết toán thu chi NS huyện, tập trung đánh giá các khoản chi vượt dự toán theo Nghị quyết HĐND huyện giao đầu năm, việc sử dụng nguồn dự phòng, nguồn tăng thu NS huyện, phần kinh phí chuyển nguồn sang năm sau... đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận của thanh tra kiểm toán trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm tra trình thường trực HĐND và báo cáo tại kỳ họp HĐND để thông qua.

Thời điểm chốt số liệu quyết toán chi là 31/01 năm tiếp theo năm tài chính (kỳ 13 niên độ NS hay còn gọi là tháng chỉnh lý quyết toán). Đây là khoảng thời gian để các đơn vị cấp xã chi một số nhiệm vụ đã có kế hoạch trong năm chưa được thanh toán, một số nhiệm vụ chi bổ sung mục tiêu cuối năm và một số công trình xây dựng cơ bản đã có kế hoạch và khối lượng hoàn thành chưa được thanh toán qua KBNN. Đây cũng là khoảng thời gian KBNN và cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị dự toán sau khi tự kiểm tra phát hiện sai sót trong hạch toán mục, tiểu mục, nguồn NS phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh số liệu cho khớp đúng với số liệu cấp phát của cơ quan tài chính và số liệu thanh quyết toán qua KBNN. Về cơ bản số liệu quyết toán chi và thực hiện chi NS huyện Yên Phong không khác nhau.

Quyết toán chi NS huyện tăng về số tuyệt đối qua các năm, năm 2016 tăng so với năm 2015 là 44.980 triệu đồng; năm 2017 tăng so với 2016 là 53.943 triệu đồng làm tốc độ tăng bình quân chung trong ba năm đạt mức 109,31%.

Chi thường xuyên tăng chủ yếu là tăng chi sự nghiệp giáo dục với số lượng cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện quản lý, vì vậy trong chi thường xuyên thì sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất củ yếu rơi vào việc tăng lương theo nghị quyết chính phủ và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.

Chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội và chi các sự nghiệp khác: y tế, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính,

Đảng, đoàn thể... cũng tăng qua các năm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng mạnh, do huyện đặc biệt chú trọng tới chi cho các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tiến tới thực hiện chương trình nông thôn mới phấn đấu đạt mục tiêu huyện Yên Phong đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2019.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý NS nhà nước trên địa bàn huyện yên phong, tỉnh bắc ninh (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)