Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lýnợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lýnợ xấu

a. Yếu tố khách quan

+ Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến quản

lý nợ xấu, yếu tố này bao gồm chu kỳ kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thu nhập, lạm phát,…. Đều tác động đến nợ xấu. Chu kỳ kinh tế thịnh vượng làm cho nền kinh tế rất phát triển, mọi doanh nghiệp, cá nhân đều có cơ hội gia tăng lợi ích vì thu nhập của người dân đảm bảo, tăng trưởng kinh tế tốt, sức mua của đồng tiền lớn, khi đó khách hàng ít vay vốn NH hơn, nên RRTD ít và nợ xấu mức thấp. Ngược lại chu kỳ kinh tế trì trệ hoặc có lạm phát khiến cho tăng trưởng kinh tế thấp (thậm chí bị âm), người dân tiêu dùng tiết kiệm, doanh nghiệp khó khăn trong bán sản phẩm, phải tăng lượng vốn để doanh nghiệp tồn tại, nguy cơ trả nợ bị khó khăn, nên trong chu kỳ kinh tế này, tài chính quốc gia dễ bị phá vỡ và gây nhiều tổn thất.

nhân, Ngân hàng có định hướng đúng đắn,làm kim chỉ nam hành động cho mình với công cụ như luật, các văn bản dưới luật, …Đối với nợ xấu, môi trường pháp lý được xác định là những hành lang pháp lý quy định về quy trình tín dụng, biện pháp xử lý nợ xấu,…được thống nhất và triển khai đồng bộ sẽ làm cho hoạt động quản lý nợ xấu đảm bảo tuân thủ áp dụng. Ngoài ra, sự phối hợp của các cơ quan QLNN trên địa bàn mà NHTM có chi nhánh sẽ có vai trò lớn trong việc triển khai chính sách, cơ chế của nhà nước, chính phủ, NHNN trong quản lý nợ xấu chẳng hạn như NHNN tại tỉnh/thành; Cơ quan thuế, cơ quan công an,….Một điều quan trọng ở đây đó là vai trò của NHNN là cơ quan được phân quyền trong quản lý nợ xấu theo địa bàn, NHNN thực hiện chức năng, quyền hạn của mìnhtrong triển khai văn bản, cưỡng chế nợ, giám sát, kiểm tra nợ xấu các NHTM,…

+ Khách hàng vay: Khả năng và thiện chí trả nợ của KH ảnh hưởng rất lớn

đến khả năng thu hồi nợ của NH. Mặc dù khi vay vốn KH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, rất khả thi. Số lượng các KH sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo NH để chiếm đoạt tài sản tiền vay không nhiều. Nhưng nếu xảy ra HĐKD xấu thì lại hết sức nặng nề, vì còn liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các KH khác và đặc biệt làm ảnh hưởng đến ngành ngân hàng của một quốc gia.

b. Yếu tố chủ quan

+ Quy trình nghiệp vụ NH: Mỗi NH đều xây dựng hệ thống quy trình

nghiệp vụ tín dụng khác nhau, tuy nhiên nội dung chung nổi bật có thể nhận thấy là CBTD sẽ nhận hồ sơ KH, kiểm tra, thẩm định hồ sơ, thu nợ, thanh lý kết thúc hợp đồng tín dụng. Nếu quy trình được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của pháp luật, NHNN sẽ giảm thiểu nợ xấu và ngược lại nếu quy trình không khoa học, không phân quyền chi tiết sẽ làm cho nợ xấu có nguy cơ ra tăng và kiểm soát đầu mối nguyên nhân khó khăn.

khách hàng, từng ngành, và theo thời gian. Nếu cơ cấu cho vay hợp lý, cân đối hài hòa với tiềm lực của ngân hàng sẽ mang lại hiệu quả tài chính, doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng cao, giảm thiểu nợ xấu, ngược lại, nếu cơ cấu cho vay bất ổn (ví dụ chỉ chú trọng cho vay dài hạn, chỉ chú trọng cho vay ngành công nghiệp dịch vụ, hoặc chỉ chú trọng cho khách hàng doanh nghiệp mà bỏ qua khách hàng cá nhân,….) sẽ tạo ra sự mất cân đối, và ngân hàng đó không thể hiện chiến lược trong quá trình cho vay của mình, do đó không phù hợp cho nền kinh tế chung phát triển tốt được.

+ Phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tín

dụng: CBTD là người trực tiếp kết nối, tiến hành tư vấn và triển khai gói tín

dụng cho khách hàng, nếu CBTD có đạo đức, ý thức trách nhiệm sẽ cân nhắc, cẩn thận lựa chọn và thẩm định khách hàng, nếu CBTD chạy theo thành tích được NH giao khoán, quên đi giới hạn bản thân sẽ làm cho gánh nặng nợ xấu tăng lên. Muốn phân định được nhóm khách hàng phục vụ bản thân CBTD phải là người có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ tín dụng như vậy mới có khả năng hạn chế được nợ xấu, bên cạnh đó trau dồi kỹ năng công việc như giao tiếp, xử lý từ chối, sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ tin học trong nghiên cứu tài liệu về chuẩn quốc tế trong xử lý nợ xấu sẽ nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu.

+ Công tác kiểm tra, KSNB NH: Đây là hoạt động không thể thiếu trong

quản lý nợ xấu và ảnh hưởng trực tiếp đến ngăn ngừa nợ xấu. Việc tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát đã giúp cho việc phát hiện kịp thời những sai phạm, những rủi ro tiềm ẩn, từ đó có thể chủ động có những biện pháp khắc phục thích hợp để giảm thiểu những rủi ro có thể đến trong tương lai với ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ xấu tại các chi nhánh cấp huyện NHNoPTNT tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)